Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xứ Đoài thương nhớ: Nỗi lo của “Trùm trưởng” phường rối Chàng Sơn

Chủ nhật, 08:00 27/05/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Muốn tồn tại, rối nước phải có kinh phí. Lũ trẻ thì thích xem hoạt hình, xem phim chưởng cơ. Có mấy đứa nào háo hức với rối nữa đâu!"

 
Ông có dáng người nhỏ thó. Ở tuổi 71 nhưng vẫn nhanh nhẹn hoạt bát, đôi mắt tinh anh. Cả cuộc đời ông gắn bó với múa rối nước quê mình. Mới Tết vừa rồi, ông vẫn nhiệt tình đằm mình dưới nước trong cái cái rét 10 độC cả giờ đồng hồ để biểu diễn rối nước. Có người bảo ông vác tù và hàng tổng. Ông đáp lại: "Giữ lấy cái truyền thống văn hóa của ông cha". Ông là Nguyễn Văn Dậu, ở thôn 5, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Tây (cũ).
 
 "Trùm trưởng" phường rối nước "khoe" một trong hàng trăm
thành tích của mình.
 
5 đời gắn bó với rối

Phường rối Chàng Sơn, có 3 chữ Hán vàng ngọc được ví như bí quyết gia truyền tự bao đời: "Nhạo hành thủy" (nghĩa là những trò chơi dưới nước) và hai câu đối: "Xuất quỷ nhập thần - Thủy thượng kỳ quan diện thuật/ Bài binh bố trận - trì trung chuyển động linh cơ". Theo ông Dậu, chưa có một phường rối thứ 2 có câu đối gia truyền như vậy.


Người Chàng Sơn vốn được coi là "dân bách nghệ"; Còn múa rối nước được coi là một trong những đặc sản tinh hoa không chỉ của nơi này mà còn là của cả xứ Đoài. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống cha truyền con nối gắn bó với nghệ thuật múa rối nước nhưng ông Dậu cũng không thể biết ông tổ của nghệ thuật rối nước quê mình là ai. Kể cả các bậc cao niên trong xã cũng không ai hay biết bộ môn nghệ thuật này xuất hiện ở Chàng Sơn từ khi nào. Tuy nhiên có điều chắc chắn: "Đến đời tôi, nhà tôi đã có 5 đời chuyên giật dây rối nước".

Không biết từ bao giờ, người Chàng Sơn gọi ông Dậu với chức danh ông "trùm trưởng" phường rối nước. Người ta gọi ông là "trùm" cũng chẳng sai bởi vì sau hàng trăm năm tồn tại đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, chính ông Dậu là người bỏ công sức để phục dựng lại bộ môn nghệ thuật dân gian của cha ông tưởng như đã đi vào lãng quên.

Đó là câu chuyện của hơn 20 trước. Năm 1985, rời đơn vị pháo cao xạ về hưu, ông Dậu quyết tâm khôi phục phường rối nước Chàng Sơn. Sau lời đề nghị được chính quyền địa phương đồng ý, ông Dậu đã lên tận Hà Giang xin gánh rối về Chàng Sơn để phục dựng lại nghệ thuật dân gian này. Nói phục dựng lại bởi trước đó, sau khi đánh đuổi thực dân Pháp, bố ông là nghệ nhân Nguyễn Văn Tân đã lên Hà Giang xây dựng kinh tế mới và cụ đã đưa cả gánh rối đi cùng. Bẵng đi 30 năm biến mất, rối nước lại trở về với Chàng Sơn.

"Số con rối lúc đó chỉ đựng vẻn vẹn trong hai hòm gỗ. Nhưng rất may những quân xanh, quân đỏ đã gắn liền với tôi từ thuở thiếu thời vẫn còn đó. Ông nội mất, rối nước có bố phục dựng. Rồi bố cũng ra đi, chẳng lẽ tôi lại để cho nghệ thuật múa rối nước thất truyền? Lúc còn sống bố tôi từng mang rối đi phục vụ dân công đắp đê sông Hồng, đắp đập Quán Trăn. Mê rối đến mức đi xây dựng kinh tế mới ông cũng mang theo. Ông cha mình ngày xưa khổ vậy còn giữ được. Mình cớ làm sao không giữ được", ông Dậu tâm sự.

Việc phục dựng lại phường rối không phải là chuyện dễ dàng ngày một ngày hai. Ông Dậu phải bỏ công sức đục đẽo, tạo tác những quân rối mới và vận động người tham gia. Để thuyết phục được người ngoài vào phường, trước tiên ông vận động con cháu trong nhà. "Năm 2002, quỹ Ford tài trợ 1.000 USD để phục dựng phường rối. Khi đó chúng mới có tiền mua sắm đồ dùng và xây sân khấu giữa hồ", ông Dậu cho biết. Từ ngày có sân khấu, phường rối không còn phải lo lắng việc dựng lều bạt để diễn nữa. Quá phấn khởi, ông Dậu ngày đêm sáng tác và kết quả phường rối nước Chàng Sơn đã có 24 trò, do chính ông viết lời hoặc mượn lời thơ ca các điệu chèo, quan họ.

Nét đặc trưng của rối nước Chàng Sơn là múa rối bằng dây thay vì múa bằng sào như các phường rối khác. Hình thức này có một ưu thế nổi trội là có thể đưa quân rối đi xa hàng chục mét và các động tác vẫn linh hoạt. Nhưng nó lại đòi hỏi sự chuẩn bị hết sức công phu, người nghệ nhân phải thực sự tài năng, khéo léo.
 

Những con rối ở Chàng Sơn. Ảnh: PV


Niềm mong mỏi

Vợ chồng ông Dậu sống giản dị trong căn nhà nhỏ nằm giữa thôn. Đối với ông, gia tài quý nhất trong nhà là những vật dụng phục vụ rối nước, ảnh lưu niệm những chuyến đi diễn xa nhà. Ông lúi húi lôi ra một chiếc thùng gỗ cũ kỹ, mở ra khoe chúng tôi: Không biết bao nhiêu là bằng khen, giải này giải khác mà ông giữ lại sau những chuyến lưu diễn của phường rối Chàng Sơn.

Tiền thù lao ư! Chẳng ai trả tiền nuôi phường rối của ông. Tiền giải thưởng ư! Nó chẳng đủ tiền tàu xe và thuốc nước cho anh em. Vậy phường rối lấy gì để sống? Tự tiền túi bỏ ra mà hoạt động. Ấy vậy mà bao nhiêu năm nay, phường rối Chàng Sơn vẫn hoạt động bình thường. Hiện nay, rối nước Chàng Sơn có 24 trò diễn. Trong đó nổi bật như: Đánh cờ, đánh đu, rối leo cột, quay tơ dệt cửi, múa tiên, câu ếch, cày bừa, rắn bắt chuột, xay lúa giã gạo. Tích trò cổ có Quan công chém Bàng Đức (Truyện Tam quốc chí), Hai Bà Trưng dẫn quân. Không chỉ dừng lại ở những tích trò cổ đã có từ xưa, bằng tài năng và lòng nhiệt huyết của mình, ông Dậu đã sáng tạo ra những tích trò mới. Ông Dậu nghĩ: "việc gì phải kể sử cho người. Sử ta hào hùng không kém".Ông Dậu đã dựa vào tích "Quan Công chém Bàng Đức" để sáng tác thành hoạt cảnh"Ngô Quyền đánh quân Nam Hán" khiến cho người dân  rất phấn khích.

Sự sáng tạo của ông trùm phường rối không chỉ dừng lại ở đó. Ông Dậu còn áp dụng những loại hình nghệ thuật dân gian khác vào múa rối. Thay vì sử dụng chú Tễu làm người dẫn trò ông đã thay bằng một Nữ giáo đầu giống như trong hát chèo. Nếu các nghệ nhân ngày xưa chỉ sử dụng nói bộ hay một vài làn điệu nhất định trong rối nước thì ông Dậu đã cải tiến bằng cách sử dụng những điệu hát tuồng, hát chèo, dân ca. Trò Mời Trầu với dân ca quan họ Bắc Ninh, trò Đánh đu với thơ Hồ Xuân Hương....

Đến giờ ông vẫn tiếc lần dự Festival ở Huế, do kinh phí hạn hẹp nên chỉ đưa đi thi đấu 9 trong tổng số 24 trò rối. Kết quả, phường rối Chàng Sơn đạt 4 giải trong số 9 trò biểu diễn.

Hiện giờ bộ rối của phường rối Chàng Sơn đã bị hư hỏng nhiều. Ông nói: "năm ngoái huyện đã hứa cấp tiền cho phường rối Chàng Sơn để làm mới bộ quân rối. Nếu không cấp kinh phí cho Chàng Sơn tự làm, tự tạo ra quân rối thì Chàng Sơn không có rối múa. Nhất định chúng tôi không đi mua, không mang con rối nơi khác về để làm trò diễn. Mọi quân rối đều phải mang cái hồn của người Chàng Sơn". Tuy nhiên, số tiền huyện hứa cấp đến nay vẫn chưa thấy.

Đã vượt qua cái ngưỡng tuổi xưa nay hiếm, tuy vẫn khẳng định nếu có ai mời biểu diễn, dẫu có lạnh dưới 10 độ, ông vẫn hăng hái tham gia. Nhưng có ai dám chắc vài năm nữa, liệu sức khỏe có còn cho phép ông đằm mình hơn một giờ đồng hồ dưới cái giá rét như vậy. "Tính cả tuổi mụ, tôi đã 72, thế nhưng vẫn mê rối lắm, vẫn thèm được lội nước lắm. Không biết rồi sau rối nước Chàng Sơn sẽ thế nào đây? Người tâm huyết thì vẫn còn, nhưng xã hội mỗi ngày một đổi thay. Nông thôn bây giờ cũng không còn như xưa. Hết mùa vụ, bà con lại lo lắng tìm việc kiếm tiền. Muốn tồn tại, rối nước phải có kinh phí. Lũ trẻ thì thích xem hoạt hình, xem phim chưởng cơ. Có mấy đứa nào háo hức với rối nữa đâu!"

Ông cho biết, các con của ông đều theo nghề mộc, một ngày công của họ khoảng 300.000 đồng. Tham gia phường rối không những không có thu nhập mà còn mất thời gian kiếm tiền. Nhưng cái đáng quý là mỗi lần có dịp phường rối đi biểu diễn, họ đều thu xếp công việc tham gia nhiệt tình. Nhưng độ nhiệt tình liệu có còn được giữ lửa nếu một ngày "trùm trưởng" không đủ sức lội nước nữa?
 
Nguyễn Quang Thành
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 11 phút trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Giáo dục - 12 phút trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội có văn bản chấp nhận tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội về phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Xã hội - 13 phút trước

GĐXH - Đền Lê Hoàn ở Thanh Hóa là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, được ví như ngôi đền cổ nhất xứ Thanh. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, trong đó có đôi đũa kim loại, chén bạc và đĩa ngọc có niên đại lên tới hơn 1.000 năm.

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Pháp luật - 36 phút trước

GĐXH - Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại là khách hàng bị mất tiền khi gửi, đầu tư vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) trình báo cơ quan chức năng thành phố.

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong khoảng một năm, các đối tượng đã tổ chức hàng trăm chuyến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, thu lợi bất chính hàng tỉ đồng.

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Lo sợ liên quan đến đường dây phạm pháp, người phụ nữ đã chuyển cho kẻ tự xưng là công an gần 1,2 tỷ đồng.

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Thời sự - 1 giờ trước

Sáng nay tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) xảy ra trận mưa đá bất thường, tàn phá nhiều hoa màu của dân.

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

Pháp luật - 2 giờ trước

Mỹ tạo vỏ bọc doanh nhân sống sang chảnh để buôn bán ma túy. Hành vi phạm tội của bị cáo này được một cô gái quê Quảng Bình giúp sức.

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hai đối tượng Quốc tịch Trung Quốc đang tổ chức cho 21 người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Lào thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ.

Đề nghị phạt nặng doanh nghiệp xâm hại di tích quốc gia

Đề nghị phạt nặng doanh nghiệp xâm hại di tích quốc gia

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Doanh nghiệp múc đất đá trái phép tại chân lèn Hai Vai, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia này.

Top