Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ vô hiệu hoá đội ngũ cán bộ dân số cấp xã: “Nếu sai thì phải sửa”

GiadinhNet - “Đây là sai lầm từ cách tuyển chọn. Tôi nghĩ Thái Nguyên cần sớm chấn chỉnh một cách nghiêm khắc sai lầm này. Nếu không, tình trạng này sẽ dẫn đến khiếu kiện vượt cấp, kéo dài và tình hình sẽ ngày càng phức tạp hơn. Quan trọng nhất là không được để nhân dân và cán bộ dân số ở cơ sở mất lòng tin”.

 
TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh khi nói về tình hình tuyển dụng và sử dụng cán bộ chuyên trách dân số xã tại Thái Nguyên.
 
TS. Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế
Ông có suy nghĩ gì về những vấn đề được phản ánh trên Báo Gia đình& Xã hội?
 
- Quả thật là tôi rất buồn về tình hình cán bộ dân số cấp xã ở Thái Nguyên được phản ánh trên các số báo của Gia đình & Xã hội. Tôi cũng đã trao đổi với đồng chí Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Trưởng đoàn công tác của Tổng cục vừa ở Thái Nguyên về. Sau khi được nghe báo cáo chi tiết tôi rất trăn trở suy nghĩ và cũng rất bức xúc về cách làm, cách tuyển dụng cán bộ chuyên trách (CBCT) dân số tại đây.

Từ năm 2010, trong một lần đến công tác, làm việc với Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên, tôi đã đề nghị Tỉnh chú ý xem xét việc giải quyết chế độ chính sách cũng như việc xét tuyển dụng viên chức làm công tác dân số ở xã của tỉnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn có liên quan. Tuy nhiên, không hiểu vì sao mà trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, Tổng cục DS-KHHGĐ đã nhận được 12 đơn khiếu kiện của các CBCT dân số xã, trong đó có 8 đơn của tập thể CBCT về việc tuyển dụng CBCT dân số. Những đơn khiếu kiện, kiến nghị này cũng đã được gửi tới đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế. Đồng chí Bộ trưởng đã chỉ đạo Tổng cục DS-KHHGĐ phải làm việc cụ thể với tỉnh Thái Nguyên. Lãnh đạo Tổng cục đã cử đồng chí Trần Văn Chiến- Phó Tổng cục trưởng cùng Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục lên làm việc trực tiếp với Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh.
 
Tiếp đó vào tháng 3 vừa qua, Tổng cục cũng đã gửi công văn tới đồng chí Ma Thị Nguyệt – Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên phản ánh về vấn đề này. Trong công văn, Tổng cục đã đề nghị đồng chí Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh cần sớm giải quyết dứt điểm về vấn đề này.
 
Cán bộ chuyên trách dân số phải là những người có kiến thức, kỹ năng nhất định về dân số, về khả năng vận động quần chúng, phải giàu lòng nhiệt huyết, tâm huyết với nghề nghiệp. Ảnh: PV
 
Ông đánh giá như thế nào về việc khiếu kiện trong vấn đề tuyển dụng CBCT dân số xã ở Thái Nguyên?
 
-Rất tiếc là những đơn khiếu kiện của các CBCT không phải chỉ xuất hiện ở một huyện mà xuất hiện ở nhiều huyện của tỉnh Thái Nguyên như: TP Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phú Bình, huyện Định Hóa... Như vậy, có thể nói tình trạng này là khá phổ biến trong toàn tỉnh Thái Nguyên. Những đơn thư này, tôi thấy cũng đề gửi tới cả các đồng chí lãnh đạo tỉnh, gửi tới cả Sở Nội vụ, Sở Y tế và còn gửi tới một số báo, đài. Tuy nhiên, sự việc hầu như lại bị rơi vào trong im lặng, không giải quyết được. Vì vậy, trước khi Đoàn công tác của Tổng cục do đồng chí Lê Cảnh Nhạc tới Thái Nguyên làm việc, tôi đã đề nghị phải làm việc rất chi tiết với tỉnh về việc tuyển dụng CBCT xã.
 
Tại sao Thái Nguyên lại để khiếu kiện nhiều như vậy? Việc tổ chức tuyển dụng có gì sai hay không? Sai ở đâu và cần chấn chỉnh lại như thế nào? Quả thật khi xem tất cả các hồ sơ cũng như báo cáo của Đoàn công tác, tôi thấy vấn đề tổ chức tuyển dụng ở đây đã hết sức sai lầm, dẫn đến việc CBCT làm công tác dân số ở tuyến xã hết sức bức xúc. Người có đầy đủ khả năng, kinh nghiệm và thực sự muốn làm công tác dân số thì tỉnh lại không tuyển; trong khi đó lại đi tuyển dụng những người không có kiến thức, kỹ năng làm công tác dân số, không hiểu gì về tình hình dân số ở địa phương (do ở tỉnh ngoài về) và lại không hề muốn làm công tác dân số. Thật là một nghịch lý trớ trêu! Nếu tỉnh Thái Nguyên không giải quyết triệt để, tình trạng khiếu kiện này sẽ kéo dài, sẽ vượt cấp, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng.

Xin ông cho biết về các chủ trương tuyển dụng CBCT dân số xã của chúng ta từ trước đến nay. Việc tuyển dụng vừa qua ở Thái Nguyên sẽ dẫn đến những khó khăn gì cho công tác dân số?

- Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới công tác DS-KHHGĐ. Chỉ tính từ khi  đưa mảng công tác DS-KHHGĐ về với ngành Y tế, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về công tác dân số. Trong các văn bản nêu trên đã nêu rất rõ các quan điểm, mục tiêu, giải pháp, trong đó có giải pháp về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.
 
Bộ Y tế và Bộ Nội vụ cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn về việc tuyển dụng cán bộ làm công tác dân số. Thông tư số 05/2008/TT-BYT của Bộ Y tế  đã nêu rất rõ 5 tiêu chuẩn đối với CBCT dân số xã, trong đó có tiêu chuẩn “là người cư trú tại địa bàn xã” và “đã tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về DS-KHHGĐ”. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Y tế lại đề ra những tiêu chuẩn đó mà đây là sự tổng kết, đúc rút từ thực tiễn 50 năm làm công tác dân số ở Việt Nam. Là cán bộ dân số ở cơ sở, muốn đi tuyên truyền vận động người khác thực hiện công tác dân số mà là người ở nơi khác đến thì làm sao mà hiểu được tâm tư, tình cảm, tập quán của mỗi cặp vợ chồng mà tuyên truyền, tư vấn, vận động? CBCT dân số phải là những người có kiến thức, kỹ năng nhất định về dân số, về khả năng vận động quần chúng, phải giàu lòng nhiệt huyết, tâm huyết với nghề nghiệp mà tỉnh lại đi tuyển dụng những người chẳng có hiểu biết gì về công tác dân số, lại chỉ mong sớm được “giải thoát” khỏi công việc dân số thì chúng ta có thể hình dung ngay được kết quả thế nào rồi! 
 
Trong việc này, tôi thấy rằng hình như những người tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng CBCT dân số xã ở Thái Nguyên đã vô tình hay cố ý hiểu sai vấn đề. Do sự sắp xếp lại tổ chức, tỉnh phải bổ sung chỉ tiêu cho ngành Y tế để tuyển dụng  CBCT dân số là để làm công tác dân số chứ tại sao lại coi đây như một chỉ tiêu biên chế làm “phần thưởng” để làm công tác y tế? Phải chăng những người thực hiện đang có tư tưởng xem nhẹ và coi thường công tác dân số. Nếu thực sự như vây, thì trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng?

Theo ông, Thái Nguyên cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

- Như trên tôi đã nói, rõ ràng việc tuyển dụng CBCT dân số như ở Thái Nguyên là một sai lầm mà Sở Y tế Thái Nguyên cần nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và đã thấy sai thì phải sửa chứ không nên để tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ tiếp tục phức tạp và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả công tác DS-KHHGĐ mà suy cho cùng, sẽ tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
 
Công tác DS-KHHGĐ của tỉnh Thái Nguyên trong những năm trước đây đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, đó chính là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của các cấp ủy và chính quyền địa phương cùng với sự nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ cán bộ dân số ở cơ sở. Chính vì vậy, sau sự việc này, tôi rất mong Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên có sự chỉ đạo hết sức nghiêm khắc, quyết liệt, sớm kiện toàn về tổ chức bộ máy làm công tác dân số, sớm “an dân” để tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân, của những cán bộ ở cơ sở để từ đó đưa công tác DS-KHHGĐ Thái Nguyên trở về đúng quỹ đạo của mình. Tôi tin rằng công tác DS-KHHGĐ Thái Nguyên sẽ lại tiếp tục đạt được những kết quả tốt đẹp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
 
Trân trọng cảm ơn ông!
 
Hà Thư (thực hiện)
 
 Không được  “y tế hóa“ công tác dân số

Ông Nguyễn Văn Tiên- Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội
Công tác DS –KHHGĐ những năm qua đạt được nhiều thành tựu, trước hết nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước, sự tận tâm của anh em cán bộ chuyên trách dân số ở cơ sở trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về DS-KHHGĐ.
 
Đội ngũ cộng tác viên dân số và cán bộ chuyên trách dân số là một thành tố không thể thiếu trong công tác dân số. Họ chính là những người trực tiếp vận động quần chúng nhân dân thực hiện các qui định của pháp luật về dân số đồng thời thống kê sát, đúng tình trạng dân số trong từng thời điểm cụ thể (hàng tháng, hàng quí) giúp chính quyền các cấp hiểu rõ mức độ tăng dân số ở địa phương mình và từng đối tượng cần vận động.
 
Tuy nhiên, cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ này trong những năm qua có sửa đổi nhưng mức độ còn chậm so với sức cống hiến của họ. Sau khi thực hiện chủ trương giải thể, sắp xếp lại bộ máy, đưa cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ về trạm y tế xã quản lý, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số có nhiều biến động nên hoạt động DS –KHHGĐ ở cơ sở còn nhiều hạn chế. Mặt khác, lực lượng này còn phải chịu sự điều phối chuyên môn chung của trạm y tế như trực, cấp phát thuốc, bán thuốc, phục vụ tiêm chủng... cho nên hiệu quả công việc chuyên môn chưa cao, anh chị em chưa yên tâm say mê với công việc.
 
Việc tuyển dụng cán bộ làm công tác dân số tại các trạm y tế xã ở Thái Nguyên là chủ trương đúng đắn. Song kết quả cuối cùng chưa được như mong muốn khi cán bộ dân số lại đi làm công việc y tế là chính - Điều đó cần xem lại cách làm.
 
Trong nhiều năm qua, bài học thành công của công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam luôn khẳng định- đó là: Không “y tế hóa” công tác dân số, bởi vì 2 công việc đó có 2 mục đích rất khác nhau. Cán bộ dân số thì tìm đến với người dân, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để truyền thông. Còn cán bộ y tế (trừ y tế dự phòng) thì ngồi đợi người bệnh tại các nơi có trang thiết bị y tế để khám, chữa bệnh cho họ.
 
Vì vậy ngay từ khi sáp nhập dân số vào y tế đã có nhiều ý kiến cảnh báo và lo ngại về tình trạng “y tế hóa công tác dân số”, hay có nơi chỉ quan tâm đến công tác y tế mà coi nhẹ dân số. Thực tế, có nhiều tỉnh đã rất thận trọng với cảnh báo này; Nhưng cũng có địa phương chưa thấm nhuần lời cảnh báo đó. Có lẽ Thái Nguyên là một ví dụ!
 
Có những tỉnh khi chúng tôi đến giám sát, Chủ tịch UBND xã còn hân hoan báo rằng: Chúng tôi đã hết phải lo lắng chỉ đạo công tác dân số và hạn chế sinh đẻ, vì đã chuyển hết cán bộ dân số cho trạm y tế xã lo liệu rồi. (?!)
 
Việt Nam hiện đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, tuy có đạt được mức sinh thay thế (2 con), nhưng chưa thực sự vững chắc. Một vấn đề đáng lo ngại là tình trạng một số vùng nông thôn, miền núi dân tộc nhiều phụ nữ vẫn có từ 3 con và còn hơn nữa. Vì vậy nếu không quan tâm xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ dân số cơ sở thì sau này khi những khó khăn của công tác dân số phát sinh (tình trạng phụ nữ sinh đẻ 3- 4 con, hay số bé trai nhiều hơn bé gái…) liệu Giám đốc Sở Y tế có đứng ra để chịu trách nhiệm hay không?   
 
Bảo Vân (ghi)
 

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 5 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 9 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top