Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉnh sửa truyện Tấm Cám: “Phẫu thuật” có giúp cô Tấm đẹp hơn?

Thứ năm, 08:31 10/11/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Đã hơn một tuần trôi qua, dư luận vẫn chưa hết bàn tán về việc: Truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK lớp 10 bị cắt xén đoạn kết. Nhiều câu hỏi vẫn được đặt ra…

 

Tấm bước ra từ quả thị. Tranh Dân gian

 
Hãy hướng học sinh đến bài học đạo đức
 
Thay đổi không ảnh hưởng đến việc tiếp cận tác phẩm của học sinh

“Mặc dù SGK lớp 10 chỉ in bản kể mới nhưng khi giảng dạy cho học sinh, tôi vẫn so sánh với bản cũ. Các em học sinh đã tỏ ra thích thú với bản cũ hơn bởi một số em vẫn đơn thuần nghĩ đó là một câu chuyện cổ tích chứ không hề đi sâu vào phân tích xem ai ác hơn ai? Theo tôi, việc in nguyên văn câu chuyện này theo bản trước đây cũng không gây ảnh hưởng gì đến quá trình tiếp nhận của các em đối với tác phẩm”.
 
Cô giáo Đoàn Thị Vân -
Giáo viên trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4,
TP HCM
Theo tìm hiểu, không chỉ đến thời điểm này, truyện “Tấm Cám” mới lại được xới lên bàn bạc mà từ ngày xưa, những cây bút nổi tiếng trong giới Folklore, giới phê bình và nghiên cứu cũng đã có những ý kiến của mình.

Phạm Hải Triều trong "Thử phân tích vài biểu hiện của đặc điểm nhân ái trong truyện cổ tích Việt Nam” cũng đã nhận xét đoạn kết trong truyện Tấm Cám là motif quá xa lạ với tư duy xử thế của người Việt. Và ông cho đây là một "nghi án" về sự chắp nối khiên cưỡng, pha trộn yếu tố ngoại lai.
 
GS Đinh Gia Khánh thì lại cho rằng "Trong truyện Việt Nam phải để cô Tấm trừng phạt Cám như vậy thì mới được chân thực... Việc cô Tấm giết Cám và mụ dì ghẻ không hề làm giảm đạo đức của cô, làm giảm cái đẹp của hình tượng nhân vật"... Cũng chính vì thế, không ít ý kiến cho rằng không nên cắt xén đoạn kết khi đưa truyện “Tấm Cám” vào giảng dạy trong SGK mà cần nên đưa nguyên tác văn bản. Quan trọng nhất trong việc giảng dạy tác phẩm là phải truyền tải cho các em thông điệp về thiện- ác, ở hiền gặp lành.

"Thông điệp cuối cùng mà câu chuyện muốn chuyển tải là kẻ ác phải bị trừng trị, ở hiền thì sẽ gặp lành, lực lượng tiến bộ thắng sự hung tàn... Ở đây triết lý dân gian được gửi gắm trong từng tuyến nhân vật và kết thúc câu chuyện là bài học đạo đức của xã hội cổ xưa. Việc bình giảng tác phẩm như thế nào, cắt nghĩa nó ra làm sao để nó phù hợp với đạo đức mới mới là điều chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn là việc cắt xén nó. Nếu chúng ta cứ cắt xén, thay đổi bố cục của truyện cổ thì sẽ làm phá vỡ đi tính lịch sử, giá trị thẩm mỹ riêng của mỗi câu chuyện. Và cũng không thể nào chỉnh sửa hết tất cả các truyện cổ mà chúng ta có" - PGS.TS Trịnh Hòa Bình - GĐTT Dư luận xã hội (Viện XHH) nói.

Tuy nhiên, với một số phụ huynh thì việc để đoạn kết truyện Tấm Cám vào SGK là không hợp lý lắm. "Trong truyện cổ tích này, tôi hiểu rằng quan trọng nhất là hướng người đọc đến bài học đạo đức kẻ ác phải bị trừng trị, người hiền sẽ gặp lành. Tôi không bàn chuyện hay dở, nhưng nhìn nhận dưới gốc độ nào đó thì rõ ràng việc sửa lại tác phẩm này để làm nhẹ đi sự trả thù của cô Tấm là hợp lý. Các con khi học sẽ không còn phải phân vân nhiều về cô Tấm sao hiền lành, xinh đẹp lại có thể làm một việc "tày trời" như thế" - một phụ huynh chia sẻ.

Trong hơn 50 học sinh ở lớp 10A của trường PTTH Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) mà chúng tôi gặp, đại đa số ý kiến của các em là đồng tình với việc giữ nguyên bản kể truyện cổ tích cũ. Hầu hết các em đều nhìn nhận truyện cổ tích này như một tác phẩm văn học điển hình của giấc mơ thiện thắng ác, cái xấu phải bị trừng trị thích đáng. Và cho dù cô Tấm có làm điều hơi "quá tay" thì các em vẫn rất yêu mến cô Tấm.
 

Ảnh minh họa


"Làm mắm" - có nguồn gốc từ tục ăn thịt người?

Theo nhìn nhận và đánh giá của nhiều nhà chuyên môn thì trong thể loại truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam - Tấm Cám là một truyện cổ tích rất đặc biệt. Đặc biệt vì đây là truyện duy nhất tác giả dân gian để cho nhân vật chính trả thù thế lực đối kháng (sự trả thù, trừng phạt ở các truyện khác đều do thế lực thần thánh, siêu nhiên thực hiện - PV). Và không chỉ trả thù mà còn trả thù với hình thức rất man rợ nếu nhìn nhận theo cách nhìn đương đại. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, thời điểm ra đời của truyện cổ tích này (các nhà nghiên cứu ước đoán hàng nghìn năm - PV) tục ăn thịt người khá phổ biến ở một số khu vực trên thế giới.

TS Đường Tiểu Thi -Trường Đại học dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc) trong luận án "So sánh kiểu truyện Cô Lọ Lem của một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam" đã phát hiện ra rằng: Trong nhiều bản kể truyện Tấm Cám của Việt Nam với một số bản kể của các dân tộc phía nam Trung Quốc và Hàn Quốc rất giống nhau ở đoạn kết.

Bản Việt Nam kể: "Cám hỏi Tấm: Chị Tấm ơi, chị Tấm. Chị làm thế nào mà đẹp thế?. Tấm đáp lại: Có muốn trắng để chị giúp?. Cám hí hửng bằng lòng ngay. Tấm sai người đào một cái hố, nện đất thật kỹ, bảo con Cám tụt xuống, rồi Tấm sai người đem nước sôi dội vào con Cám, con Cám chết còng queo dưới hố. Tấm đem xác con Cám làm mắm gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ con Cám lấy làm sung sướng, ngày nào mụ cũng giở mắm ra ăn, khen lấy khen để... Đến ngày gần hết, nhòm vào chĩnh mụ mới nhìn thấy đầu lâu con mình... mụ uất lên, ngã vật xuống đất, hai mắt nhắm nghiền và tắt thở".

Và bản kể Trung Quốc: "Hoàng tử ra lệnh giết Độc Bình, dùng xác nó làm thịt muối để trong một chum lớn, cái đầu để dưới và sai người đưa cho mẹ nó. Nhận được một chum thịt muối mẹ Độc Bình sướng lắm, vừa ăn mụ vừa khoe với mọi người rằng con gái mụ tốt lắm, vừa đi lấy chồng đã gửi cho mẹ chum thịt muối thế này. Đến khi ăn gần hết, mụ nhìn thấy đầu lâu của Độc Bình, sợ khiếp, ngã vật chết bên chum".

Cả hai bản kể trên cũng rất giống với bản kể Cô Lọ Lem của Hàn Quốc. Sau khi cô gái bị giết hóa làm bông hoa, hạt châu rồi trở lại làm người ở nhà một bà lão, cô nhờ bà mời chồng đến ăn cơm, hai vợ chồng gặp lại nhau và khi người chồng biết đầu đuôi câu chuyện thì "Khi biết đầu đuôi câu chuyện đã xảy ra, ai nấy đều phẫn nộ, mọi người hô: Giết chết Pa-ji, chặt nó làm nghìn mảnh, vạn mảnh! Chồng của Lọ Lem đã thẩm vấn Pa-Ji.  Quân lính nhặt lấy mảnh xác Pa-ji để vào một cái chum gửi cho mẹ nó... Mụ tưởng là quà của con gái, mở ra thấy là thịt muối, trong đó có một lá thư, trong thư viết: kẻ mưu hại đáng bị đem làm thịt muối, còn mụ đàn bà xúi bẩy con gái gây tội ác đáng để ăn thịt loại này. Bách Thị sợ hãi ngã vật ra chết".

Từ những văn bản đã sưu tầm được ở ba nước Việt - Trung - Hàn và dựa vào kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học trước, TS Đường Tiểu Thi đã đưa ra một cách lý giải mới: "Chúng tôi phỏng đoán rằng, tình tiết cô em độc ác bị giết và đem làm mắm (muối thịt) gửi cho mẹ nó ăn trong nhiều bản kể đều có nguồn gốc từ hiện tượng ăn thịt người ngày xưa?". Theo bà, tục ăn thịt người được xem là man rợn, ghê tởm và không thể tin được này lại từng tồn tại trong lịch sử phát triển của loài người. "Tục này không chỉ có ở châu Á, châu Phi và châu Âu... mà còn là một trong những đặc trưng văn hóa của thời kỳ mông muội của nhiều dân tộc trên thế giới. Bước vào thời kỳ đồ đá tập tục này vẫn được duy trì nhưng dưới góc độ tôn giáo. Ăn thịt người lúc này không chỉ để thỏa mãn nhu cầu tồn tại nữa mà đã nảy sinh thêm chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần..."- bà Tiểu Thi nói.

Ănghen trong "Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước" cũng đã chỉ ra "trong thời kỳ mông muội do nguồn cung cấp thực phẩm không được đảm bảo, trong giai đoạn này có lẽ phổ biến hiện tượng ăn thịt người, tình hình này đã được duy trì trong một thời gian khá dài".

Như vậy, việc Tấm giết Cám rồi làm mắm dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu văn học dân gian là có liên quan đến tập tục ăn thịt người cổ xưa. Và nó là một dấu ấn bền vững khi được lắng đọng trong truyện cổ dân gian và sống cùng thế giới loài người qua hàng triệu năm.
 

"Ai dám đảm bảo rằng cắt bớt tình tiết Tấm làm mắm Cám rồi gửi cho dì ghẻ ăn sẽ làm cho truyện Tấm Cám đẹp hơn?", "Có nên giữ nguyên văn bản cổ như một nét văn hóa truyền thống vốn có?", "Có nhất thiết phải giảng dạy truyện này ở bậc phổ thông khi nó còn nhiều vướng mắc?".

 
Hà Tùng Long
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 10 phút trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 1 giờ trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Top