Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nên đổi kết thúc Tấm Cám?

Chủ nhật, 17:57 06/11/2011 | Xã hội

Dư luận đang xôn xao vì văn bản truyện cổ tích Tấm Cám trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 đã sửa lại đoạn cuối.

 
Cụ thể, theo sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, ở đoạn cuối truyện, khi Cám hỏi: “Chị làm thế nào mà đẹp thế?”, Tấm hỏi lại: “Có muốn đẹp không để chị giúp?”, sau đó “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết”.

Trong khi đó, các bản Tấm Cám trước đây có phần kết với nội dung sau khi Cám chết, Tấm đem làm mắm và gửi dì ghẻ ăn.

"Tôi ủng hộ cách sửa này"
 
Anh Lê Hải (Định Công, Hà Nội) cho biết: "Mình đồng tình với cách thay đổi như thế này nhẹ nhàng hơn đỡ tàn nhẫn hơn. Ngày trước tôi đọc truyện này không bao giờ đọc phần cuối hết".

"Tôi ủng hộ cách sửa này. Nếu bảo dạy cho các em hiểu bản chất con người có thể thay đổi ra sao sau đó thì chẳng phải là quá khó khăn với độ tuổi của các em sao?" - Độc giả Nguyễn Hà, Thái Bình nói.
 

Đoạn kết của truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10. Ảnh: VNN


Không nên sửa và dạy ở cấp cao hơn

Anh Ngọc Tú (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng nên giữ nguyên cái kết của Tấm Cám nhưng "dạy ở lớp cao hơn". Anh viết" "Tôi nghĩ đây là cái kết phản ánh bản tính thật thà, căm ghét cái ác và bênh vực cái thiệt của những người dân chân chất. Lúc đó học sinh sẽ hiểu là chẳng có cô Tấm nào lại có nhân cách không thống nhất và ra tay tàn ác như vậy, chẳng qua là người kể (theo cách truyền miệng dân gian) đã thêm thắt để thể hiện sự bức xúc trước sự độc ác của mẹ con Cám và cho rằng hai mẹ con phải bị như thế mới hả dạ".

Đồng quan điểm trên, bạn Đào Tuyên (ĐH Văn Hóa, HN) cho rằng: "Nên tôn trọng tác phẩm văn học dân gian đã được truyền lại từ đời xửa đời xưa đến giờ".
 
Độc giả này phân tích: "Hãy thẳng thắn nhìn nhận vấn đề. Thay vì phải bắt buộc học sinh phân tích được hình tượng cô Tấm ngoan hiền, đức hạnh, thì hãy hướng cho học sinh tự nhìn nhận được bản chất của một con người có thể thay đổi từ tốt thành xấu như thế nào. Trong đó cô Tấm là ví dụ tiêu biểu của một con người bị chi phối bởi lòng thù hận còn mẹ con Cám là những người xấu phải chịu quả báo. Tôi tin học sinh trung học phổ thông đã đủ lý trí để đánh giá và phân tích các nhân vật trong câu truyện".
 
Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng: "Truyện cổ tích Việt Nam, văn học dân gian, trước kia hầu hết là truyền khẩu, nhằm giáo dục con người ở luật nhân quả, gieo ác-gặt ác, tích thiện-được thiện, nhưng giáo dục hiện nay nếu ta đem vào giảng dạy vẫn tốt thôi, nhưng nên để nguyên mà cần phân tích theo cách giáo dục trước đây và giáo dục hiện đại cho học được nhận thức tốt hơn chứ không nên sửa truyện vì hiện nay hết truyền khẩu rồi mà là dạy văn học kia mà. Nên giáo dục thế nào cho học sinh lấy văn làm nền tảng cho các môn học khác vì văn chương là nền tảng của dân tộc, nên lấy văn chương để giáo dục làm người".

Chị Việt Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng cho rằng không nên sửa kết thúc của truyện Tấm Cám. Tuy nhiên theo chị không nên đưa vào chương trình phổ thông, chỉ dành để làm tài liệu giảng dạy hoặc nghiên cứu ở các bậc cao hơn (cao đẳng, đại học, sau đại học).

Độc giả hiến kế đổi kết thúc chuyện Tấm Cám
 
Cũng có ý kiến cho rằng kết như hiện nay, ngay cả bản chỉnh sửa cũng vẫn bị lẫn lộn thiện -ác. Theo một số độc giả đây là truyện dân gian, do dân gian sáng tạo nên và truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vậy thế hệ chúng ta có thể sửa rồi lại truyền sang thế hệ sau.

"Tại sao phải cố giữ cái kết cũ làm gì nhỉ, nhất thiết là phải giết bằng cách dã man là đổ nước sôi và độc ác là cho mẹ ăn thịt con sao, sao không để kết nhẹ nhàng hơn chẳng hạn như cô Tấm về đuổi mẹ con Cám đi biệt xứ, hay Tấm giao mẹ con Cám cho tòa án xử và mẹ con Cám bị xử tù hoặc lưu đày gì đó" - Độc giả Phan Tứ (Hà Nam) nói.

Đồng tình với ý kiến trên, em Tuệ Trang (học sinh lớp 10) cho rằng sẽ nhẹ nhàng hơn nếu sửa như sau: "Cám thấy Tấm xinh đẹp nên hỏi bí quyết và được Tấm chỉ cho 1 loại thảo dược quý. Mẹ con Cám háo hức bôi lên và bị nổi nhọt khắp mặt và trở nên rất xấu xí. Sau đó bị cả làng xua đuổi và phải bỏ đi biệt tích".

Còn theo ý kiến của bạn Nguyễn Hà (Hà Nội), cả 2 cái kết trên đều không mang tính nhân văn và ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục nhân cách học sinh. "Đã gọi là sửa để giảm bớt hình ảnh trả thù độc ác của 1 cô Tấm dịu hiền thì sao không bớt hẳn đi mà vẫn còn hình ảnh sai lính dội nước sôi, rồi vẫn còn để cảnh người dì ghẻ phải chứng kiến cảnh con gái mình bị giết chết. Phải chăng nên sửa đổi 1 cái kết có hậu hơn. Ví dụ như Cám bị sét đánh hay bị mọi người xa lánh chẳng hạn hay Cám hổ thẹn bỏ đi một nơi rất xa và bắt đầu cuộc sống mới giúp đỡ mọi người".
 
Các nhà phê bình nói về về kết thúc trong truyện Tấm Cám
 
Trong bài viết: "Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám", PGS Chu Xuân Diên, Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&VN, Hà Nội dẫn lời một số nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học về kết thúc của truyện Tấm Cám.

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa và văn học dân gian, GS Đinh Gia Khánh, “trong truyện Việt Nam phải để cô Tấm trừng phạt Cám như vậy thì mới được chân thực”. Bởi vì “trong cuộc đấu tranh dai dẳng và quyết liệt, cô Tấm nhất định phải rút ra được kinh nghiệm xương máu là nếu mụ dì ghẻ và con Cám còn sống thì chúng sẽ không để cho cô sống. Giữa hai cách xử sự sau đây, phải chọn lấy một: để cho chúng sống rồi lại giết mình lần thứ năm, hay là giết chúng đi để có thể sống yên lành. Cô Tấm bắt buộc phải chọn cách thứ hai. Việc Tấm giết Cám và mụ dì ghẻ không hề làm giảm đạo đức của cô, làm giảm cái đẹp của hình tượng nhân vật”. Nhưng sau đó ông lại viết: “Tuy vậy, cô Tấm sẽ còn đẹp hơn nữa nếu cô không dùng những hình thức tàn khốc (giết bằng nước sôi, làm mắm thịt con cho mẹ ăn) để trừng trị bọn tội phạm...”

Trong bài viết Văn hóa dân gian thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 2/1998, GS-TS Nguyễn Xuân Kính - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá, cũng cho rằng “việc Tấm phải trả thù và tiêu diệt mẹ con Cám là tất yếu”. Ông còn cho rằng hành động đó “không có gì là xa lạ với cách nghĩ và tâm lý dân tộc”. Song ông cũng tỏ ra dè dặt khi nói thêm: “Ở thời điểm hiện tại, có thể chúng ta chưa tán thành cách thức trả thù của Tấm, nhưng việc Tấm trả thù là cần thiết và chính đáng’’.

Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên trong một bài viết nhan đề Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám, đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 2/1994, có kể lại: “Nhân một lần chuyện phiếm văn chương, tôi nhắc đến truyện Tấm Cám với Nguyễn Quang Lập. Nghe tôi bảo đang có ý kiến cho là phải xét lại hành động trả thù của Tấm vì như thế là độc ác, man rợ, không phù hợp với tính cách dân tộc Việt, không thích hợp với ngày nay, Lập tỏ ý bực tức. Theo Lập, hiểu như thế là hiểu sai tinh thần truyện”.
 
Tác giả bài báo tán thành cách hiểu tinh thần của truyện là “Cái thiện thắng, cái ác phải bị trừng trị. Đây là quy luật đấu tranh khi sự sống của bên này nghĩa là cái chết của bên kia và ngược lại... Tinh thần của truyện là như thế. Còn hành động của Tấm giết Cám làm mắm cho mẹ Cám ăn chỉ là cái thể hiện, nói theo ngôn ngữ học, là cái biểu đạt, không nên hiểu nó theo nghĩa đen cụ thể. Hành động đó không phải là man rợ, nó chỉ nhằm thể hiện tư tưởng ác giả ác báo” mà thôi... Hành động trả thù đó là điều không có thật... sự báo thù của Tấm... là một biểu trưng, nó mang ý nghĩa cảnh tỉnh cái ác”.

Theo nhà bình bình Phạm Xuân Nguyên, “Truyện Tấm Cám dạy trong nhà trường không nên cắt đoạn báo thù và cũng không nên lảng tránh chuyện đó... Thầy cô giáo phải giúp các em hiểu rõ tinh thần của sự trả thù của Tấm”.
 
Theo Bee.net.vn
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Pháp luật - 28 phút trước

Qua công tác nắm tình hình, Công an TP Thanh Hóa đã làm rõ và tạm giữ hình sự 3 người phụ nữ về hành vi kinh doanh sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ giả

Tạm giữ hình sự thanh niên xâm hại bé gái quen qua TikTok

Tạm giữ hình sự thanh niên xâm hại bé gái quen qua TikTok

Pháp luật - 50 phút trước

Thanh niên 27 tuổi đưa bé gái 14 tuổi quen qua mạng xã hội TikTok vào nhà nghỉ và nhà nội để xâm hại.

Lượng 'hàng trắng' khủng được phát hiện sau bữa tiệc ma túy

Lượng 'hàng trắng' khủng được phát hiện sau bữa tiệc ma túy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ngoài hàng trăm viên ma túy tại địa điểm sử dụng, lực lượng chức năng phát hiện thêm hơn 25.000 nghìn viên ma túy tổng hợp dạng thuốc lắc tại nơi làm việc của một đối tượng trong nhóm.

Chi tiết lịch thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Chi tiết lịch thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trong hai ngày 8 và 9/6, các thí sinh thi vào lớp 10 sẽ thi bằng 3 môn thi, trong đó mỗi em chỉ được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng xét tuyển.

Tin sáng 29/3: Không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc giảm bao nhiêu độ? Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não

Tin sáng 29/3: Không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc giảm bao nhiêu độ? Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Không khí lạnh yếu kết hợp một số hình thái thời tiết khiến mưa giông diện rộng, mưa lớn cục bộ kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ vấn đề có đồng phạm hay không trong vụ việc nam sinh lớp 8 ở quận Long Biên bị đánh đến chấn thương sọ não.

Người dân Nam Bộ đón tin vui về thời tiết sau chuỗi ngày nắng nóng kéo dài

Người dân Nam Bộ đón tin vui về thời tiết sau chuỗi ngày nắng nóng kéo dài

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Nam Bộ chiều nay nắng nóng dịu bớt do có mưa trái mùa. Trong khi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa dông diễn ra trong nốt sáng nay.

Chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh đại học lên ngôi

Chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh đại học lên ngôi

Giáo dục - 2 giờ trước

Theo các chuyên gia, xu hướng tuyển sinh bằng xét tuyển chứng chỉ Ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh sẽ vẫn được nhiều trường đại học duy trì.

Mưa đá lớn xảy ra tại nhiều xã miền núi Nghệ An

Mưa đá lớn xảy ra tại nhiều xã miền núi Nghệ An

Thời sự - 3 giờ trước

Trận mưa đá lớn kéo dài hơn 30 phút xảy ra tại nhiều xã của 2 huyện miền núi ở Nghệ An đã khiến nhiều nhà cửa và hoa màu của người dân bị thiệt hại, hư hỏng.

Đau lòng nam sinh lớp 8 tử vong do tự ngã khi điều khiển xe máy

Đau lòng nam sinh lớp 8 tử vong do tự ngã khi điều khiển xe máy

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Trước khi xảy ta sự việc, cháu T. điều khiển xe máy đi trên tuyến đường nội thị từ bãi tắm Bãi Cháy về hướng cầu Bãi Cháy. Khi lưu thông đến khúc cua, phương tiện do nam sinh điều khiển bất ngờ tự ngã xuống đường khiến nạn nhân không qua khỏi.

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Pháp luật - 13 giờ trước

Cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ vấn đề có đồng phạm hay không trong vụ việc nam sinh lớp 8 ở quận Long Biên bị đánh đến chấn thương sọ não.

Top