Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS Phạm Gia Khải nói về phong bì: Không nên đổ tội cho lương

Thứ hai, 09:49 17/10/2011 | Y tế

GiadinhNet - Giáo sư Phạm Gia Khải đã có cuộc trò chuyện với Báo GĐ&XH về vấn đề y đức.

GS Phạm Gia Khải.

Giáo sư Phạm Gia Khải, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, đồng thời là một chuyên gia nổi tiếng về tim mạch. Ông là một người rất tâm huyết với nghề cũng như những vấn đề lớn của ngành Y, trong đó có vấn đề y đức. Giáo sư Phạm Gia Khải đã có cuộc trò chuyện với Báo GĐ&XH.

Thưa Giáo sư, hiện nay Công đoàn Y tế Bộ Y tế đang phát động "Nâng cao y đức" trong toàn ngành. Quan điểm của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?

- Y đức được hiểu là "đạo đức trong hành nghề Y". Cố Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương đã đề xuất 12 điều Y đức để trong ngành cùng học tập. Trong những ngày này, Công đoàn Y tế Bộ Y tế đang phát động "Nâng cao Y đức", thái độ của cá nhân tôi là ủng hộ. Nhưng làm sao phong trào đó được thực hiện và kết quả được nhân lên mới là điều thiết thực. Cho nên, các bước tiến hành để việc tốt được khả thi phải được thực hiện trên cơ sở khoa học, trong đó các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hóa, phải được tính đến một cách nghiêm túc. Nếu không, dù là ý tốt, nhưng vẫn chẳng được làm theo, khi đó chúng ta rơi vào tình trạng nói suông, phản tác dụng.

Nhiều ý kiến cho rằng sự quá tải, chế độ đãi ngộ thấp là lý do dẫn đến "nạn" phong bì. Giáo sư có nghĩ như vậy?

- Lương của cán bộ của chúng ta nói chung là thấp, trừ với một số người làm trong những ngành ưu tiên về kinh tế. Đặc biệt với ngành Y, sinh viên trường y phải học 6 năm mới được ra trường và để hành nghề thành thạo lại phải nhiều năm nữa. Vậy mà lương của thầy thuốc chẳng khác gì của người học 4 năm. Chưa kể những hệ lụy của tai nạn điều trị nữa, mà luật pháp chưa hề có hành lang nào bảo vệ họ.

Tuy nhiên, những điều bất cập đó không thể biện minh cho thái độ tiếp cận vô cảm của một số nhân viên y tế. Có những qui định về nghề nghiệp phải được tôn trọng, nếu không thì đừng làm nghề đó nữa. Thái độ giao tiếp là một phần quan trọng trong chương trình học của y tá, điều dưỡng viên, bác sĩ. Các trường y của chúng ta, phải nói thực là ít quan tâm tới việc này và chúng ta cần phải thẳng thắn sửa chữa! Không nên “đổ tội” cho đồng lương thấp để biện minh cho sự vô cảm của cá nhân!

Đòi hỏi phong bì là một sỉ nhục cho người cán bộ Y tế. Khi đã làm nghề chữa bệnh cứu người, sự tự trọng phải là một đức tính, vòi tiền là mất tự trọng... Nếu nói "lương y như từ mẫu", ta có mấy khi thấy mẹ vòi vĩnh con cái gì đâu! Nếu có hi vọng gì ở con, chỉ mong con biết lòng mình, khi lớn lên, biết đạo làm người. Một xã hội mà mẹ thì vòi tiền con và con thì ăn ở bạc, không còn là một xã hội lành mạnh nữa!
 

Nhiều bệnh viện đang nỗ lực phục vụ, tất cả vì sự hài lòng của người bệnh. Ảnh: Chí Cường.

Lại có ý kiến cho rằng, nhận phong bì trước khi khám chữa bệnh mới vi phạm y đức, còn nếu sau khi bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện, họ nhớ tới bác sĩ, đến cảm ơn thì không vi phạm. Thậm chí đó là một niềm tự hào vì đã chữa bệnh giỏi nên người ta mới nhớ tới và đến “cảm ơn”. Giáo sư suy nghĩ về ý kiến này như thế nào?

- Về vấn đề nhận phong bì, cái quan trọng là động cơ người nhận và người cho. Còn phong bì đưa trước hay sau khi khám chữa bệnh, điều đó không quan trọng. Nếu động cơ là vòi vĩnh, kể công, thì là sự sỉ nhục, nếu là sự biết ơn, thì ta không nên phê phán... Tuy nhiên, có trường hợp người bệnh hoặc gia đình người đó kể với mọi người là người bác sĩ đã nhận phong bì, sự nhận định của mọi người khi đó cũng khác nhau, có thể là bất lợi cho người nhận.

Các bệnh viện đã có nhiều cách vận động mọi người "nói không" với phong bì, thậm chí có những biện pháp quyết liệt như thi hành kỷ luật cá nhân nào nhận phong bì, hoặc vận động mọi người nhận phong bì đưa phong bì đó vào quĩ chung. Tôi không có ý kiến về việc này, nhưng e rằng người ta khó mà kiểm soát được những biểu hiện của tình cảm con người, dù tốt hay xấu! Vấn đề không chỉ là từ đồng lương, cũng không phải chỉ là nhờ những biện pháp hành chính, nhưng nếu đã phát động một phong trào thì phải biết cách giữ được tác dụng tích cực của nó, đừng đánh trống bỏ dùi.

Giáo sư là một người giỏi về chuyên môn, lại từng đảm nhận vai trò quản lý, chắc trong quá trình làm việc cũng như chữa bệnh cứu người hẳn không ít lần gặp phải những tình huống “tế nhị”. Giáo sư đã xử lý những tình huống đó như thế nào?

- Các đồng nghiệp của tôi có nhận xét là tôi rất giữ nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp tuy không học thuộc lòng các điều khoản về y đức... cũng như, khi mình thương yêu ai, mình đâu cần phải học thuộc lòng những điều cần phải nói để thể hiện tình cảm đó!

Khi còn làm công tác lãnh đạo, nhiều lúc tôi rất thương những người nghèo, cứ lúng túng rút tiền từng tờ một trong túi ra để đưa cho bác sĩ... Khi đó, tôi thường nói thế này: "Tôi rất cảm ơn, vậy thế này nhé: Cho phép tôi tặng lại bác số tiền này, để bác mua thuốc, trả tiền tàu xe vậy".

Ít ai dám nói là mình không cần đến tiền, tôi không dựa vào phong bì của những người mà số phận không may đã đến bệnh viện trong hoàn cảnh như thế này. Mà tôi kiếm tiền bằng những công trình được báo cáo tại các cuộc hội thảo vốn không thiếu cho các bác sĩ tim mạch... Tất nhiên, phải bỏ sức lao động và đầu tư trí óc của mình trong nhiều năm, lại có lợi cho việc riêng và sự nghiệp chung.

- Xin cảm ơn Giáo sư!
 
“Làm theo y đức là một nghĩa vụ và quyền lợi, một điều thiêng liêng đối với người thầy thuốc. Lấy đồng lương ra để hi vọng người ta làm tốt nghiệp vụ không phải là ý kiến tồi, nhưng hoàn toàn không đủ. Dùng các biện pháp hành chính thì tương đương với việc dạy con bằng roi vọt, đứa trẻ sẽ oằn mình lên đối phó, có thể mang lại trật tự trong một thời gian, nhưng kết quả không có chiều sâu, không lâu bền, ý nghĩa thiêng liêng được thay thế bằng sự sợ hãi, con người mất ý thức tự trọng.
 
Tuy nhiên, vì không phải ai cũng giống ai, nên các biện pháp kỷ luật vẫn cần cho một số người. Nên khu trú vào những trường hợp hạch sách người bệnh, vô cảm, vô trách nhiệm, vì những cá nhân đó không xứng đáng được đối xử khác được”.

Giáo sư Phạm Gia Khải

          Hoài Nam (thực hiện)

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 44 phút trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 10 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 1 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc cày ruộng, người đàn ông ở Bắc Giang bị cuốn vào gầm máy cày, bị các lưỡi phay chém vỡ nát xương ức, đứt động mạch ngực, dập thủy phổi và màng tim...

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Liên tiếp 3 bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng ổ bụng, thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ.

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Y tế - 5 ngày trước

Thấy tình trạng huyết khối của con được cải thiện, bố mẹ bé trai tự ý dừng thuốc khiến trẻ biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, tất cả các vết thương đều hở, chảy nhiều máu nên phải khâu gần 70 mũi.

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 26 tuổi đột ngột mất thị lực, tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc chất cấm Sibutramine có trong sản phẩm chị mua trên mạng.

Top