Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những chuyện ít biết về gia đình đạo diễn Đặng Nhật Minh

Thứ tư, 08:09 04/05/2011 | Xã hội

“Lý tưởng nào cũng đòi hỏi sự hy sinh và cô đơn của người phụ nữ. Có lẽ chưa ở đâu trên thế giới có nhiều phụ nữ chờ chồng như ở ta”.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã rút ra kết luận như vậy từ câu chuyện của cha mẹ mình. Và có lẽ, đó cũng là kinh nghiệm từ những câu chuyện mà ông đã nghe, đã gặp, trong thời kỳ gian khó và oai hùng đó của lịch sử dân tộc.
 
“Tôi thuộc Chinh phụ ngâm trước khi biết Truyện Kiều”
 
Cha mẹ tôi là những người Huế. Quê nội tôi ở An cựu và quê ngoại ở làng Lại Thế. Tôi nghe Bà tôi kể: đám cưới cha mẹ tôi là một đám cưới chạy tang. Mẹ tôi đã khóc rất nhiều trước khi về nhà chồng để rồi không lâu sau trở lại nhà mình để chịu tang cha. Phải chăng vì sự khởi đầu như vậy nên cuộc sống chung của hai người vui ít buồn nhiều.
 

Đạo diễn Đặng Nhật Minh

Chắc chắn cha mẹ tôi đã có những ngày rất hạnh phúc bên nhau, nhưng những ngày ấy rất ngắn ngủi. Sau khi cha tôi quyết định lên đường sang Nhật du học, đi theo tiếng gọi của lý tưởng khoa  học, là bắt dầu những chuỗi ngày xa cách chia ly.
 
Tôi thuộc Chinh phụ ngâm trước khi biết Truyện Kiều là do mẹ tôi, bà hay đọc cho tôi nghe từ nhỏ. Lớn lên tôi biết thêm rằng con người ta còn có những lý tưởng khác nữa như: Giải phóng dân tộc, xây dựng một xã hội công bằng, bác ái, không có người bóc lột người.... Lý tưởng nào cũng đòi hỏi sự hy sinh và nỗi cô đơn của người phụ nữ. Về sau tôi hiểu thêm: lý tưởng cũng như tôn giáo, nó còn đòi hỏi một sự sùng tín nữa, hy sinh không chỉ bản thân mình mà cả những người thân xung quanh mình. Cha mẹ tôi là một trong muôn vàn thí dụ về sự hy sinh như thế .
 
Những năm 40, việc một người phụ nữ trẻ, ôm một nách 3 con, con nhỏ nhất mới hơn một tuổi, vừa nuôi con vừa hầu hạ bố mẹ chồng, sống cô đơn ròng rã suốt 7 năm trời là một chuyện hy hữu. Sau này trong hai cuộc Kháng chiến trường kỳ của dân tộc vợ chồng xa cách nhau, kẻ Bắc người Nam là chuyện thường tình. Có lẽ chưa ở đâu trên thế giới có nhiều phụ nữ chờ chồng như ở ta. Vợ chờ chồng 10 năm, 20 năm, 30 năm.... Mẹ tôi  chờ chồng 7 năm, nhưng 7 năm ấy đối vời bà là một chuỗi ngày dài đằng đẵng.  Còn đối với tôi 7 năm ấy là cả một miền ký ức vô tận của tuổi thơ....
 
Ngày ấy, sau khi cha tôi lên đường du học, mẹ tôi cùng 3 anh em chúng tôi  về sống trong ngôi nhà nội tôi tại An Cựu. Tôi chỉ còn giữ lại trong ký ức hình ảnh ông nội tôi như một  ông đồ nho đầu búi tó củ hành. Quanh vùng người ta gọi ông là ông Khoá. Có nghĩa ông tôi suốt đời vẫn là một anh học trò..., chẳng đỗ đạt bằng cấp gì. Dầu sao được gọi như vậy cũng coi như đựơc xếp vào hạng người có học trong xã hội rồi. Nghe nói ông tôi đã nhiều lần đi thi nhưng không thành, phẫn chí quay ra làm giàu bằng con đường phi thương bất phú. Và rồi .......ông tôi giàu thật, giầu nhất vùng An Cựu. Ông tôi quyết chí làm giàu cốt để có tiền nuôi con ăn học, sau này đỗ đạt thành người, rửa cái hận thi cử bất thành của mình. Gọi đó là lý tưởng của ông tôi cũng được.

Mà khởi đầu có gì đâu? Chỉ là một sạp hàng trong chợ An Cựu của Bà nội tôi. Cơ ngơi chỉ có thế: một cái sạp hàng bán vải.  Bây giờ mỗi lần về thăm nhà đi qua chợ An Cựu tôi không khỏi cười thầm khi nghĩ: kể từ thời bà nội tôi cho đến nay dễ hơn một thế kỷ, gia đình tôi không lúc nào không có một sạp hàng trong chợ đó. Mẹ tôi một dạo cũng từng ngồi bán vải trong đó và bây giờ con gái ông anh con bác tôi đang ngồi trong đó, cũng bán vải. Có cảm tưởng như gia đình tôi có duyên nợ nào đó từ kiếp trước với cái chợ này, để đến bây giờ cái biển đường phố mang tên cha tôi cứ  suốt ngày đau đáu nhìn sang phía cổng chợ.

Trong cuộc đời đầy dâu bể con người ta đôi khi cũng cần bấu víu vào những cái gì đó bất biến, không đổi thay. Mà những cái đó thì trong gia đình bên nội tôi có nhiều  lắm. Đó là nề nếp của một gia đình theo khổng giáo, lấy chữ hiếu làm đầu, tự bao đời nay được coi là nền tảng bất di bất dịch trong cái thế giới thu nhỏ này. Ông nội tôi mất đi, đến lượt Bác tôi, Bác tôi mất đi đến lượt anh cả con Bác tôi… Hết lớp người này đến lớp người khác bền bỉ duy trì nếp sống đó trong gia đình hệt như những vận động viên chạy tiếp sức truyền nhau một ngọn đuốc.
 

Gia đình GS Đặng Văn Ngữ. Ảnh chụp tại Hà Nội năm 1942.

Xin đơn cử một việc mà tôi được chứng kiên từ hồi còn nhỏ đó là lệ cúng trà vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều. Từ ngày ông nội rồi bà nội tôi mất, Bác Kế tôi, ngày nào cũng như ngày nào đều đặn đạp xe lên thắp hương cúng trên mộ ông bà tôi rồi mới đến trường Quốc học làm việc (Bác tôi là giám thị lâu năm nhất của Trường này). Chiều tan việc xong lại đạp xe lên mộ thắp hương trước khi về nhà. Ngày nắng cũng như ngày mưa, ông bền bỉ giữ trọn đạo Hiếu đối với cha mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.  Bây giờ đến lượt anh cả con Bác tôi. Và rồi sẽ đến lượt con ông anh tôi…, chắc chắn là như vậy. Những ngôi mộ trong nghĩa trang họ Đặng mỗi năm một nhiều thêm và việc hương khói vẫn thế, không hề sao nhãng.

“Gương mặt ám ảnh tôi suốt cả cuộc đời”

Từ Vỹ dạ  rẽ phải đi qua cầu ông Thượng về làng Lại Thế là đến quê ngoại tôi. Ông ngoại tôi làm Thượng thư dưới triều đình Khải Định. Ông tôi đã xây chiếc cầu này nên cầu có tên là cầu ông Thượng. Ông ngoại tôi có bốn bà, nhưng tôi chỉ biết có bà Ba và bà Tư, hai bà trước qua đời khi tôi còn chưa đẻ. Mẹ tôi là con bà Ba. Mỗi lần được về bên ngoại đối với tôi thực sự là những ngày hội. Chúng làm xáo động cuộc sống bình lặng của tôi trong những ngày sống ở bên nội. Tôi được về với đồng quê, được ngửi mùi thơm của rơm rạ, được sống trong một không gian khác hẳn khung cảnh phố phường ở An Cựu. Các dì các cậu tôi nhiều lắm. Chỉ riêng con bà Ba và Bà Tư cũng đã có tới mười ba người. Ai cũng chiều chuộng, yêu thương tôi.

Có một điều tôi không cắt nghĩa nổi tại sao xuất thân trong một gia đình đại quan lại và phong kiến như vậy mà các dì các cậu tôi đều tham gia vào các tổ chức bí mật của Việt minh hoạt động trong nội thành. Cứ mỗi lần có dì hoặc cậu nào bị bắt là mẹ tôi lại đến Cung An định xin Bà Từ Cung can thiệp với Sở mật thám Pháp để họ tha cho.  Hẳn là mẹ tôi đã bịa ra đủ thứ lý do để làm mủi lòng bà Hoàng Thái hậu vốn còn chút tình nghĩa với gia đình quan thượng thư ngày nào.  Rồi các dì các cậu tôi được tha về để lại tiếp tục hoạt động và rồi lại bị bắt. Tôi không biết mẹ tôi đã xin cho các dì cậu tôi bằng cách như vậy được mấy lần rồi thôi. Tôi chỉ nhớ một hôm mẹ tôi mặc quần áo sạch sẽ cho tôi rồi dắt tôi đi theo vào Đại nội. Qua rất nhiều tầng cửa có lính gác, cuối cùng mẹ tôi dắt tôi đi dọc theo một dẫy xà lim dài... dừng lại bên một khung cửa vuông nhỏ.

Một gương mặt hốc hác bầm tím hiện ra sau ô cửa. Tôi giật mình nhận ra cậu Long em mẹ tôi. Tôi đau nhói trong tim nhưng không khóc được. Mẹ tôi đưa qua ô cửa những ổ bánh mỳ cùng thức ăn khô, hỏi han cậu tôi. Cậu tôi cố gượng cười để mẹ tôi yên lòng, rồi cúi xuống nhìn tôi. Hơn 50 năm qua ánh mắt ấy, gương mặt sau ô cửa xà lim ngày ấy vẫn còn ám ảnh tôi, theo suốt cả cuộc đời tôi. Đối với tôi đó là gương mặt của Lương tâm, của Phẩm giá và Nhân cách.

Tuổi thơ tôi cứ như vậy trôi đi giữa hai miền nội ngoại - An Cựu và Lại Thế. Hết 4 năm tiểu học ở Trường An cựu tôi vào Trường Khải Định, đã bắt đầu biết ngẩn ngơ nhìn sang tường bên kia Trường Đồng Khánh mỗi khi tan trường. Chẳng có gì biến động lớn lao ngoại trừ cái đêm toàn quốc Kháng chiến nổi lửa đốt khách sạn Morin sáng rực cả một góc trời. Rồi những ngày lênh đênh trên thuyền cùng bên ngoại tản cư ra tận phá Tam Giang, mà đối với tuổi thơ vô tư của tôi như một cuộc du ngoạn dài.

Mặt trận Huế vỡ, gia đình ngoại tôi lại trở về Lại Thế, trở thành cơ sở bí mật của thành uỷ Thuận Hoá. Còn mẹ con chúng tôi lại trở về bên nội. Tôi lại tiếp tục đi học. Nhưng cuộc sống tưởng chừng bất biến ấy đã một lần xáo động,  xáo động đến nỗi không một ai trong gia đình tôi dù có giàu tưởng tượng đến mấy cũng không thể ngờ tới.

“Được tin Cha”

Đó là vào một buổi tối năm 1950.... Một người đàn ông đến tìm gặp mẹ tôi tại nhà với vẻ mặt đầy bí ẩn. Tôi nhận ra người đó là bác thợ cạo vẫn ngồi dưới gốc cây đa trước Miếu Đại Càng, nơi tôi thường hay ra cắt tóc. Người đàn ông đó gặp mẹ tôi chưa đầy 5 phút rồi cáo lui. Ông đến rồi đi như một cái bóng.

Về sau tôi mới biết rằng đêm đó người thợ cắt tóc, một cơ sở bí mật trong thành phố, đã chuyển đến tận tay cho mẹ tôi một bức thư của cha tôi viết từ Chiến khuViệt Bắc. Tôi không được chứng kiến giây phút đó nhưng có thể hình dung hết được sự ngạc hiên mừng rỡ như thế nào của mẹ tôi khi bà nhận ra nét chữ quen thuộc của chồng mình sau hơn một năm  bặt vô âm tín. Thì ra ông không còn ở Nhật nữa. Ông đã trở về vùng tự do theo Kháng chiến và bây giờ đang nóng lòng chờ  gặp mẹ tôi cùng 3 anh em chúng tôi. Điều bất ngờ nhất đối với họ hàng trong gia đình tôi là việc cha tôi, một người chỉ biết có kính hiển vi và phòng thí nghiệm, bỗng nhiên đi theo Việt Minh, theo Kháng chiến.
 

 

Vợ chồng GS Đặng Văn Ngữ chụp tại Hà Nội năm 1941. Ảnh do gia đình cung cấp

Còn mẹ tôi hẳn không băn khoăn lắm về điều đó. Bà chỉ nóng lòng chờ cơ sở bí mật đến bắt liên lạc để tổ chức vượt thành, đi gặp chồng. Cơ sở bí mật được giao làm việc đó không phải ai khác chính là cậu tôi, người mà mẹ tôi và tôi đã từng đi thăm trong xà lim Đại nội ngày nào. Vậy là vào một ngày đã định, mẹ tôi cùng 3 anh em chúng tôi xin phép ông bà cùng họ hàng bên nội, lên một chiếc xe kéo để về quê ngoại ăn kỵ. Thực ra không có kỵ giỗ nào cả. Ngay khuya hôm ấy 3 du kích địa phuơng đến đón bốn mẹ con chúng tôi đi....

(Còn tiếp)
 
Đạo diễn Đặng Nhật Minh
Theo Bee.net.vn
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hôm nay (19/4), học sinh Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10

Hôm nay (19/4), học sinh Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10

Giáo dục - 26 phút trước

GĐXH - Hôm nay, tất cả học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội sẽ nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Sau khi nộp phiếu dự tuyển các em học sinh không được thay đổi nguyện vọng.

Trường dạy bù trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vì đám cưới con gái hiệu trưởng?

Trường dạy bù trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vì đám cưới con gái hiệu trưởng?

Giáo dục - 50 phút trước

Để có thời gian dự đám cưới nhà hiệu trưởng, Trường Tiểu học và THCS Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình đã tổ chức dạy học vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương khiến phụ huynh bức xúc.

Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành học mới với nhiều cơ hội cho các bạn trẻ

Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành học mới với nhiều cơ hội cho các bạn trẻ

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Năm 2024, trường Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành mới nhất là Luật Kinh doanh và Quản trị kinh doanh thương mại điện tử.

Từ 2024, Hàn Quốc miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam nếu đến những nơi này

Từ 2024, Hàn Quốc miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam nếu đến những nơi này

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Công dân Việt Nam được nhập cảnh vào Hàn Quốc mà không cần visa (thị thực) nếu đến những nơi này.

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tra cứu giấy phép lái xe giúp chủ phương tiện hoặc cơ quan chức năng có thể phát hiện bằng lái xe thật hay giả. Dưới đây là cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất bạn đọc nên tham khảo.

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con không rõ vì lý do gì mà bất ngờ lao xuống hồ Định Công. Hàng chục người dân sau đó đã giúp chủ xe kéo chiếc ô tô từ dưới nước lên bờ.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 6 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 6 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Top