Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phố cổ - di tích bị “cưỡi cổ”

Chủ nhật, 13:18 24/04/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Theo thống kê, phố cổ Hà Nội là nơi có mật độ di tích lớn nhất của Thủ đô với 121 công trình đình, đền, chùa…

 
Nhưng đáng tiếc là không gian văn hoá đậm đà bản sắc này đang bị xâm hại nghiêm trọng.
 
Xâu xé di tích
 
Khảo sát các đình chùa trong khu vực phố cổ, chúng tôi nhận thấy đa số những di tích này bị lấn chiếm không gian để kinh doanh một cách vô tội vạ. Với sự lấn chiếm đa dạng của người dân, các di tích không chỉ bị chiếm dụng vỉa hè, lấn sân mà còn lấn cả tường, chiếm không gian phía trên, cá biệt một số sân chùa còn là nơi để... mở quán ăn.
 
Chùa Vĩnh Trù ở số 59 phố Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa, là điểm đến không thể thiếu trong tuyến tham quan khu phố cổ Hà Nội. Nhưng hiện nay, công trình kiến trúc cổ này bị một số hộ dân xung quanh biến thành nơi bán hàng ăn.
 
Cổng tam quan có đôi rồng chầu với đường nét hoa văn điêu luyện, mái lượn cong vút đẹp đẽ thì ngay dưới chân cổng là nơi để xe đạp, xe máy của một số quán cóc bên cạnh. Sân trong của chùa được bày la liệt bàn ghế để bán hàng ăn uống. Người ta rửa rau, rửa bát đĩa, xả nước... ngay tại chỗ. Hòn non bộ là nơi được dùng để úp bát, xếp chai lọ và các đồ dùng phục vụ ăn uống. Nếu không bước qua cổng tam quan, không bị đập vào mắt tấm biển “Di tích lịch sử đã được xếp hạng” thì người ta tưởng chùa là một... quán ăn.
 

Sau biển cấm, cổng chùa Vĩnh Trù là cửa hàng hàng mã. Ảnh: TQ

 
Ông Lân - Người dân phố Hàng Lược lắc đầu - cho biết: “Đâu có mới mẻ gì mà ngạc nhiên hả chú? Tình trạng này diễn ra mấy năm nay rồi”. Theo ông Lân, ngày rằm hoặc mùng một hằng tháng, khách thập phương muốn đến thắp hương ở chùa chỉ có cách duy nhất là đi qua “trận địa” bàn ghế, nồi niêu xoong chảo trong sân chùa này.
 
Chung số phận chùa Vĩnh Trù, đình Thanh Hà là một công trình kiến trúc đình làng truyền thống với cổng tam quan được xây sát hè phố, có 3 cửa ra vào rộng hẹp khác nhau, qua sân hẹp vào đền tiền bái. Đình nằm theo hướng đông ngoảnh mặt ra Ngõ Gạch, một trong những con phố cổ nhất ở Hà Nội, cũng bị biến thành nơi ở của một gia đình. Tivi, tủ lạnh, bàn ghế, cùng những vật dụng được bày biện chiếm tới 1/3 diện tích của đình và chỉ cách khu thờ cúng vài bước chân, khiến không gian tôn nghiêm bị xáo trộn và ảnh hưởng nghiêm trọng. Phía ngoài vỉa hè được trưng dụng làm nơi bán hàng mây tre đan.
 
Cách đó không xa, phố Hàng Cá cũng có một di tích bị xâm hại nghiêm trọng. Đứng trước đền Đồng Thuận ở số 11 Hàng Cá, thật khó để hình dung hình thù ngôi đền thờ tướng Lý Tiến (từ thời vua Hùng). Trước cổng đền có đến 2 quán cóc, suốt ngày khách ngồi chắn ngang cổng. Vỉa hè của ngôi đền này bị lấn chiếm hoàn toàn. Bức tường bên phải đền bị một hộ dân khoét lõm vào đến vài mét rồi cơi nới biến thành cửa hàng bán đồ chơi trẻ em. Không gian trên gác 2 của đền cũng bị các hộ dân lấn chiếm. Lâu nay, ngôi đền đã lâm vào tình trạng méo mó hình dạng.
 
Chùa Huyền Thiên được biết đến là một trong tứ quán của kinh thành Thăng Long xưa, bao gồm: Trấn Vũ, Huyền Thiên, Đồng Thiên, Đế Thích. Chùa Huyền Thiên vừa là nơi thờ Phật, vừa thờ Mẫu, cộng với sự kết hợp hài hoà trong kiến trúc và tôn giáo.
 
Nhưng đã từ rất lâu rồi, cổng chùa bị người dân biến thanh nơi kinh doanh bát đĩa đủ loại. Cùng chung tình trạng như các di tích khác, “không gian chùa được dùng để kinh doanh đã vài chục năm nay rồi. Chẳng thấy ai nhắc nhở, hay có phương án can thiệp nào”, bà Lan - người trông nom ngôi chùa này cho biết.
 

Cổng đình ở 11 Hàng Hòm như bị “xốc nách” hai bên.

 
Đình thờ tổ nghề cũng bị xâm lấm
 
Ngoài đình chùa, phố cổ còn có nét độc đáo bởi những di tích thờ tổ nghề. 36 phố phường xưa có hàng chục nghề, trong đó có 50 ngôi đình được lập ra để thờ tổ nghề, gắn với các phố nghề truyền thống. Những đền thờ tổ nghề ở đây đều đã có vài ba trăm năm tuổi, trong số đó có một số ngành nghề còn duy trì và phát triển cho đến ngày nay, song cũng có những nghề đã không còn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nên đã bị mai một. Các di tích thờ tổ nghề cũng bị xuống cấp, bị lấn chiếm hoặc mất hẳn...
 
Đình Phả Trúc Lâm hiện toạ lạc ở số 40, cuối phố Hàng Hành là nơi thờ các vị tổ sư khai sinh nghề da - giày ở Việt Nam gồm Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung và 3 người nữa là Phạm Thuần Chỉnh, Phạm Đức Chính và Nguyễn Sĩ Bân. Ngôi đình đã được cấp Bằng di tích lịch sử quốc gia này nằm ở địa thế đẹp, rộng rãi, chính vì thế mà không biết từ bao giờ không gian ở đây được dùng để... mở dịch vụ rửa xe máy. Ngay giữa cổng là 2 chiếc xe máy đang rửa dở dang, một phụ nữ dùng vòi xịt nước bắt tứ tung, dưới lòng đường còn có vài chiếc xe khác đang chờ đến lượt rửa. Một người dân ở đây ngao ngán: “Hôm nay còn đỡ, bữa nào mưa xong trời hửng nắng thì cả hàng dài xe chờ tới lượt rửa”.
 
Chịu chung số phận, từ lâu rồi đình Hà Vĩ (ở số 11 Hàng Hòm, thờ ông tổ nghề sơn) chưa được trùng tu. Cổng đình vốn đã nhỏ nay lại bị che lấp bởi hàng hoá của cửa hàng bên cạnh. Lối hẹp qua cổng bị lấy làm nơi mở quán nước. Ngôi đình này đang trong tình trạng xuống cấp. Hiện nay vẫn còn 6 hộ dân đang sống trong khuôn viên đình.
 
Đình thờ tổ nghề lâu dần bị lấn chiếm thành nhà ở của các tư nhân là tình trạng khá phổ biến ở phố cổ. Tú Đình Thị ở số 2A Yên Thái (thờ ông tổ nghề thêu), đình Lò Lèn ở số 1 phố Lò Rèn (thờ ông tổ nghề rèn ở Thăng Long thời Lý), đình  Hoa Lộc Thị  số nhà 90A phố cổ Hàng Đào (thờ ông tổ nghề nhuộm) đều sống chung với... nhà dân.
 

Đình Phả Trúc Lâm là bãi rửa xe.

 
Số phận của các ngôi đình cũng bao phen dâu bể. Một số đình bị lấn chiếm, nhưng cũng có một số đình được người dân “ra tay” cứu giúp. Được biết, gia đình bà Đỗ Thị Ngát, sống cạnh Tú Đình Thị ở Yên Thái đã bỏ tiền hỗ trợ một nhóm người đến ở trong đình để... tiện cho công việc làm ở một công ty lương thực gần đó. Cũng từ đó đến nay, bà Ngát đứng ra trông coi ngôi đình này luôn. Còn ngôi đình ở số 4 Hàng Quạt, thời trước được sử dụng làm cửa hàng bán gạo, sau này không biết thế nào lại trở thành quán cà phê, và bây giờ được địa phương trùng tu đồng thời làm nhà tưởng niệm các liệt sỹ phường Hàng Gai.
 
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cùng với cơn lốc đô thị hoá đã làm thay đổi các ngành nghề ở phố cổ. Nghề dần mai một, phố nghề thu hẹp và những di tích giữ lại làm chứng tích cho con cháu mai sau cũng ngày một bị lãng quên. Phải chăng những nghề không còn tồn tại ở phố cổ thì các di tích thờ tổ nghề cũng không còn được gìn giữ? Hà Nội vẫn còn những phố Hàng, nhưng một mai này, nói đến phố Hàng mà không còn di tích tổ nghề đi cùng với nó thì thật đáng tiếc.
 
Thúy Quang
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 3 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 5 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top