Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện tình ở nơi ít người dám tới

Chủ nhật, 08:37 16/05/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Làng phong Quy Hòa ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định) bao đời nay vẫn xa lạ với đời thường bởi điều tiếng về căn bệnh quái ác và cũng bởi con đường đèo quanh co.

Thế nhưng, trong những ngày này, Quy Hòa ấm áp hơn bởi tình người và khát vọng được sống, được yêu thương của những người bất hạnh mang trong người vi khuẩn Han-sen của bệnh phong.
 
Gá nghĩa tào khang ở miền heo hút

Một góc Quy Hòa.

 
Trong căn nhà cấp 4 ọp ẹp hướng ra làng chài của những người mắc bệnh phong, ông Hoàng Ngọc Mừng (sinh năm 1940) bồi hồi nhớ lại mái ấm hạnh phúc của mình: "Năm  32 tuổi, tôi thấy có nhiều vết đỏ nơi cùi trỏ và đầu gối mình. Nhân dịp có đoàn y tế khám ở huyện Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế), tôi mạnh dạn đi khám. Một tuần sau, có giấy báo đến trung tâm y tế và tôi biết mình đã nhiễm căn bệnh quái ác: bệnh phong. Họ khuyên tôi nên ra bệnh viện phong Quy Hòa ở Bình Định để điều trị 1-2 năm rồi về vì tôi còn trẻ". Trên chuyến xe định mệnh đến Quy Hòa đúng 7h30 tối ngày 12/9/1977 có 8 người bệnh phong tại Huế lúc ấy, 2 người đã về quê, 5 người còn lại đã gửi nắm xương tàn cùng cát bụi vì tuổi tác.

Đến năm 1982, sau khi đã chữa khỏi bệnh, ông Mừng bén duyên với bà Nguyễn Thị Phận (quê ở Phan Thiết - Bình Thuận) cũng là một bệnh nhân tại làng phong. Sau nhiều đêm suy nghĩ, chàng trai Huế quyết định lập gia đình với người cùng cảnh để cảm thông, sẻ chia và chăm sóc nhau những ngày tiếp theo của cuộc đời. Đám cưới tự lập của đôi bệnh nhân phong nhận được sự tán đồng của anh em đồng cảnh, mà hai bên gia đình đều phản đối. Chuyện tình của ông Mừng và bà Phận trở thành "huyền thoại" của làng phong. Đến bây giờ hỏi về mái ấm ấy ai cũng bồi hồi. Vài năm ông bà lại về thăm quê một lần, vì như đôi vợ chồng này nói, xa Quy Hòa một ngày lại thấy nhớ.

Rời nhà ông Mừng, chúng tôi tìm về mái ấm của ông Trịnh Ngọc Tây, một bệnh nhân phong thuở nào, nằm ngay trước nơi Hàn Mặc Tử đã gửi nắm xương tàn. Ông Tây năm nay đã 72 tuổi nhưng nụ cười luôn nở trên môi như thời trai trẻ khi nhớ lại chuyện tình đối với ông như ngày hôm qua vậy. Năm 1954, ông phát hiện mình bị bệnh ngay tại quê nhà ở huyện Tam Kỳ (Quảng Nam). Người thanh niên ấy ra Huế chữa bệnh quãng năm 1958-1959. Đến năm 1960, ông vào Quy Hòa vì khi ấy ở Huế thiếu thuốc đặc trị và cũng một nỗi lo mặc cảm với người đời. Khi đặt chân đến Quy Hòa, ông cảm thấy thân thuộc bởi đồng cảm với những người bệnh từ khắp cả nước đổ về. Căn bệnh quái ác rồi cũng khỏi dần, di chứng làm tay co lại sau khi bệnh viện mổ chỉnh hình làm ông Tây lưỡng lự trước cuộc sống của chính mình. Về quê hay ở lại? Quê nhà có chấp nhận một đứa con bị căn bệnh quái ác này không? Giữa lúc đang suy nghĩ mặc cảm như vậy thì ông quen với một nữ bệnh nhân quê gốc Điện Bàn (Quảng Nam) cũng đang điều trị tại đây. Tình yêu đến với họ khi nào chẳng rõ, chỉ biết đám cưới của đôi bệnh nhân phong tổ chức vào cuối năm 1974 với sự hiện diện đông đảo của mọi người trong làng phong.

Ánh sáng của ngày mai

Những đứa trẻ làng phong vượt đèo tìm chữ.

 
Tóc ông Mừng đã đầy sợi bạc vẫn không ngớt tự hào về hạnh phúc trên vùng đất mới, khi ông bà sinh thành 2 đứa con lành lặn, mạnh khỏe. Cháu trai sinh năm 1987 tên Hoàng Ngọc Mãi, hiện là sinh viên năm 2 của Trường cao đẳng Sư phạm Bình Định, có khuôn mặt rất sáng sủa. Trong những chuyến giao lưu của các tổ chức quốc tế đến với làng phong, Mãi vừa thông dịch, vừa làm hướng dẫn viên lẫn sứ giả của bệnh nhân ở đây. Đến năm 1989, ông bà tiếp tục cho ra đời cô út Hoàng Thị Bê, có khuôn mặt rạng ngời ánh trăng. Bà Phận co ro đôi tay tật nguyền sau những năm tháng chống chọi với căn bệnh phong, vuốt ve những mái đầu xanh đang làm nên sự sống tươi trẻ trên mảnh đất này. Em Mãi ngượng ngịu đứng dậy loay hoay lau chùi nhà cửa giúp mẹ, còn em Bê vừa mới mua chậu hoa cúc to về để trưng trong nhà.

Lại nói về gia đình của ông Trịnh Ngọc Tây. Đến năm 1981, hai người bệnh phong có trái tim ngập tràn yêu thương sinh hạ được cô con gái duy nhất Trịnh Thị Kim Liên. Liên đẹp như chính cái tên mà ba mẹ đặt cho mình vậy. Cô tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng xong thì được bệnh viện cử đi đào tạo cử nhân điều dưỡng để về chăm sóc bà con mình. Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi Liên vừa kết hôn với chàng trai nguyên là con một bệnh nhân phong trong làng. Ông Tây khệ nệ sắp xếp lại những chậu cảnh trước nhà đang nở đầy hoa thời con gái, chúm chím khoe sắc hương.

Lan tỏa tình yêu thương

Lối vào làng phong.

 
Vừa dẫn chúng tôi đi thăm làng phong, bác sĩ Toàn - người đã có 7 năm gắn bó với từng bệnh nhân, từng gia đình ở đây cho biết: "Một tháng, mỗi người trong làng được trợ cấp 120.000đ, con em đi học thì thêm 30.000đ nữa. Ngoài ra, bệnh viện chúng tôi cho thêm mỗi suất 30.000đ để mua bánh chưng, bánh ngọt... chăm lo cho bệnh nhân". Sau khi tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội, anh Toàn đã có 10 năm công tác tại Hà Nội trước khi đưa bà xã, cũng là một đồng nghiệp, vào gắn bó với vùng đất Quy Hòa. Sự hy sinh thầm lặng của các y bác sĩ ở đây còn phải kể đến bác sĩ Nguyễn Thanh Tân- Giám đốc bệnh viện khi ông thông thuộc từng gương mặt bà con trong làng, mà không hề muốn xuất hiện trên mặt báo. Chỉ biết rằng, bác sĩ Tân, bác sĩ Toàn cùng 36 bác sĩ khác và toàn thể 260 người trong bệnh viện đang giúp bệnh nhân không chỉ trong làng phong mà hiện tại cả 11 tỉnh Bắc Trung Bộ - Tây Nguyên chống chọi với căn bệnh một thời là nỗi khiếp đảm của mọi người, cũng như chăm sóc tất tần tật đau ốm của người dân trong làng. Để giờ này, theo lời bác sĩ Toàn thì bệnh nhân trong bệnh viện đã khỏi gần hết, xin về nhà cùng gia đình.

Chiếc xe máy cũ mèm của bác sĩ Toàn giúp chúng tôi đến thăm từng ngôi nhà bệnh nhân. Những nụ cười thật tươi, những cái bắt tay thật chặt giữa bác sĩ bệnh viện với mọi người làm cho cái lạnh của đất võ như ấm lại.

Bác sĩ Vũ Bá Toàn, Trưởng phòng hành chính tổng hợp, Bệnh viện phong- da liễu Trung ương Quy Hòa cho biết, trên mảnh đất 60ha này hiện có 365 hộ gia đình sinh sống, nhiều người đã chọn nơi đây làm quê hương thứ hai của mình.

Trong những căn nhà trước kia chỉ có nỗi buồn u ám vì sự tự ti với cuộc đời bây giờ đã vang ắp tiếng cười đùa của con trẻ. Sức sống mới đang tràn về nơi đây. Ông Nguyễn Thanh Gương, trước đây là một bệnh nhân phong, giờ chỉ còn đôi tay cười lạc quan: "Bệnh nhân phong chúng tôi biết ơn Nhà nước, biết ơn các y bác sĩ lắm vì cho nhà ở, chữa bệnh không tốn tiền. Ai đau yếu thì lên bệnh viện còn được miễn phí thuốc thang, ăn uống. Trong làng phong, có nhiều người Tết vừa rồi đã hơn 100 tuổi đó chứ!".
 

Trước 1975, làng phong Quy Hòa thuộc sự quản lý của các sơ dòng Phanxico. Sau giải phóng, các sơ bàn giao lại làng phong cho Bộ Y tế, thành lập Khu điều trị phong Quy Hòa. Đến năm 1989, Khu điều trị đổi tên thành Bệnh viện Da liễu Quy Hòa. Năm 2005, mang tên Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa, là bệnh viện chuyên khoa hạng 1.

 
Hoàng Hùng
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Pháp luật - 38 phút trước

GĐXH - Mới 19 tuổi, sở hữu nhan sắc xinh đẹp, Trang nổi lên như một “bà trùm” chuyên cung cấp ma tuý cho các “dân chơi”.

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (24/4), hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT sẽ mở để học sinh lớp 12 trên cả nước thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký thử là từ 24/4 đến 28/4.

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Thời sự - 1 giờ trước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Giáo dục - 2 giờ trước

Trang web tuyển sinh của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM bị hacker tấn công dẫn đến việc nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Đây là ngành học 'khát' nhân lực vô cùng lớn, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn và năng động cho lứa ứng viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết.

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng đã trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Hiện cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hai nhóm thanh thiếu niên tự lập những nhóm kín trên mạng xã hội với cái tên rất kêu, như: “Những cơn mưa thuỷ tinh” hay “29M1”. Khi có mâu thuẫn, các đối tượng trong nhóm sẽ hô hào mang theo hung khí để giải quyết.

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đang trong quá trình tác nghiệp ghi nhận hiện trường vụ hoả hoạn tại địa phận xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, hai phóng viên bị một nhóm đối tượng lăng mạ, tấn công.

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ, My lên kịch bản tung nhiều thông tin sai sự thật để chiếm đoạt của 4 người số tiền gần 20 tỷ đồng.

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Thế hệ Gen Z đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm những công việc ít gò bó hơn, không bị 'toxic' (tiêu cực) bởi môi trường công sở phức tạp mà vẫn kiếm được mức thu nhập để trang trải cuộc sống.

Top