Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kế hoạch bảo vệ an toàn đón Bác Hồ về nước

Chủ nhật, 07:26 16/08/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Cuối tháng 2/1940, được tin lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về đến Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc), Trung ương Đảng đã cử một số cán bộ như: Phạm Văn Đồng (bí danh là Lâm Bá Kiệt), Võ Nguyên Giáp (bí danh là Dương Hoài Nam), Đặng Văn Cáp (bí danh là Đặng Văn Linh), Hoàng Văn Lộc và một số đồng chí khác sang Trung Quốc để tìm gặp, báo cáo tình hình trong nước và xin chỉ thị của Người.

Sau gần 3 tháng, đến tháng 5/1940 đồng chí Phùng Chí Kiên dẫn đồng chí Đặng Văn Cáp đến Côn Minh gặp Bác.
 
Những người bảo vệ Bác về nước
 
Sau khi trao đổi, Bác đồng ý phương án về nước bằng đường Côn Minh - Lào Cai, qua huyện Khai Viễn. Bác phái đồng chí Bùi Thanh Bình, Hoàng Văn Lộc về Hồ Kiều (một thị trấn của tỉnh Vân Nam sát địa phận tỉnh Lào Cai nước ta) để thăm dò đường sá. Người chịu trách nhiệm nhóm công tác bảo vệ Bác trong thời gian chuẩn bị về nước là đồng chí Phùng Thế Tài.
 
Hưởng ứng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và tiến tới kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Người, Báo GĐ&XH khởi đăng loạt tư liệu đặc biệt về công tác bảo vệ an ninh cho Bác.
 
Báo GĐ&XH cảm ơn Trung tá Nguyễn Đức Quý - Đội trưởng đội Nghiên cứu khoa học, Phòng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ -  người đã trực tiếp chắp bút cho loạt bài này. Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã giúp đỡ để hoàn thành loạt tư liệu này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
 Nhưng bất ngờ cuối tháng 6/1940 đường giao thông Côn Minh- Lào Cai bị tắc nghẽn nên kế hoạch không thực hiện được. Bác chỉ thị cho đồng chí Hoàng Văn Lộc phải trở lại ngay Côn Minh.
 
Ngày 5/1/1941, đồng chí Hoàng Văn Thụ, Thường vụ Trung ương Đảng từ Việt Nam sang Tân Khư (Tĩnh Tây- Quảng Tây- Trung Quốc) gặp Bác để báo cáo kết quả thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng và củng cố an toàn khu Cao Bằng và việc tổ chức thành lập Ban Công tác đội cũng như phong trào cách mạng ở đây.
 
Sau khi báo cáo kết quả việc chuẩn bị Hội nghị Trung ương lần thứ 8, đồng chí Hoàng Văn Thụ nêu nguyện vọng của Trung ương Đảng, đề nghị Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đồng chí cũng đề nghị Bác về qua ngả Cao Bằng, vì trình độ giác ngộ cách mạng của nhân dân dọc biên giới tương đối cao và cán bộ ở đây vững vàng.
 
Ngày 6/1/1941, Bác Hồ cùng các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp... được đồng chí Hoàng Sâm dẫn đi qua Nậm Bo xuống Nậm Quang (Tĩnh Tây- Trung Quốc) để chuẩn bị lập kế hoạch cụ thể cho việc về nước. Tại đây, Bác Hồ đang mở lớp học và trực tiếp huấn luyện chính trị cho 43 đồng chí trong Ban công tác đội do Trung ương cử sang. Thời gian lớp học kéo dài khoảng 20 ngày, kết thúc vào dịp gần Tết Âm lịch năm 1941 (Tân Tỵ).
 

Bức họa bảo vệ Bác về đến cột mốc 108, ngày 28/1/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng).

 
Sau khi kết thúc lớp học, Bác mới chỉ đạo kế hoạch về nước. Người quyết định qua cột mốc 108 về Pác Bó (Cao Bằng). Đoàn về nước được chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất do đồng chí Hoàng Sâm phụ trách về nước bằng đường Xuyên Sơn tới Pác Bó.
 
Nhóm thứ hai do đồng chí Phùng Chí Kiên phụ trách đi qua cột mốc 108, rồi theo đường 203 về Pác Bó. Hai nhóm này về trước nắm tình hình hoạt động của địch, và tổ chức khảo sát đường đi để Bác về nước. Ngay khi hai nhóm đầu lên đường về nước thì nhóm thứ ba, trực tiếp bảo vệ Bác cũng đi về bản Nậm Tẩy (Quảng Tây-Trung Quốc) để chờ tin trong nước, sẵn sàng xuất phát khi điều kiện thuận lợi. Khi về nước, hành lý mà Bác mang theo hầu như chẳng có gì. Chỉ có một chiếc vali nhỏ quần áo cũ và một chiếc máy chữ xách tay hiệu “Ba Bi”. Chiếc máy chữ này là vật dụng cá nhân quý giá mà Bác luôn mang theo bên mình.
 
Sau một thời gian nắm tình hình, thời cơ đến, Bác Hồ quyết định lên đường về nước. Nhóm bảo vệ trực tiếp và đi theo Bác Hồ lúc này ngoài đồng chí Phùng Thế Tài, còn có những người sau: Hoàng Văn Lộc- một cán bộ người dân tộc Tày, có  kinh nghiệm hoạt động bí mật ở vùng Cao Bằng; Đặng Văn Cáp  là thanh niên rất khoẻ, giỏi võ, bắn súng cũng rất giỏi và biết chữa bệnh bằng thuốc nam; Thế An cũng là một người dân tộc Tày, rất thông thạo đường rừng, đặc biệt là những đường đi tắt; Lê Quảng Ba cũng là một cán bộ người dân tộc Tày, rất am hiểu phong tục của đồng bào dân tộc ít người, thông thạo tiếng  Dao, Mán, Nựng và tiếng Quan Hoả (Trung Quốc). Nhóm trực tiếp bảo vệ Bác Hồ do đồng chí Lê Quảng Ba phụ trách, tuy nhiên Bác Hồ chỉ đạo trực tiếp.
 
Cái Tết quê hương đầu tiên sau 30 năm xa Tổ quốc
 
Bác Hồ đã thống nhất kế hoạch hóa trang và phân công nhiệm vụ cho từng người. Về hóa trang, Bác phân tích: Vùng này có nhiều người dân tộc Nùng. Họ có phong tục, cứ đến Tết là các chàng rể (già cũng như trẻ) đều phải mang đồ lễ về “cúng ma” ở nhà bố mẹ vợ. Vì vậy, cả nhóm ăn mặc như những chàng rể người Nùng đang trên đường về nhà bố mẹ vợ. Bác Hồ cũng mặc một bộ quần áo đặc trưng của đàn ông Nùng thường mặc trong dịp Tết: quần áo chàm, đầu đội mũ kiểu bê-rê cũng may bằng vải màu chàm, chân đi đôi giày vải đen, quàng khăn để vừa ấm vừa che kín bộ râu.
 

Khu vực Bác làm việc trước đây.

 
Sáng sớm 28/1/1941, tức ngày mồng 2 Tết (Tân Tỵ), nhận được tin từ trong nước báo sang tình hình thuận lợi, cả đoàn xuất phát từ bản Nậm Quang từ rất sớm. Sau 8 giờ đi đường, khoảng 12h trưa thì cả đoàn đến dãy núi Phia Sum Khảo, nơi có cột mốc biên giới số 108 trên biên giới Việt - Trung, thuộc xã Trường Hà, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
 
Cùng lúc đó, nhóm được cử nhiệm vụ đi đón Bác do đồng chí Hoàng Sâm từ trong nước cũng có mặt tại cột mốc 108. Tất cả đều xúc động khi thấy Bác đứng lặng đi bên cột mốc số 108, ngắm nhìn núi rừng trùng điệp của tỉnh Cao Bằng- mảnh đất địa đầu của Tổ quốc. Sau 30 năm xa Tổ quốc, bôn ba đi tìm đường cứu nước, đúng vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về đất nước. Người cúi xuống cầm nắm đất lên hôn. Sau đó Bác vui vẻ bắt tay chúc Tết mọi người.
 
Rời cột mốc 108, cả đoàn theo con đường mòn xuống thung lũng Pắc Bó. Tại đây đoàn công tác bảo vệ bố trí Bác ở gia đình nhà ông Máy Lỳ, dân tộc Nùng, một cơ sở cách mạng tin cậy.  Gia đình ông Máy Lỳ chỉ có hai vợ chồng và một người con gái. Đây là địa điểm thường được Trung ương Đảng chọn làm nơi hội họp và trạm dừng chân cho cán bộ đi công tác qua lại. Gia đình ông Máy Lỳ rất nghèo nhưng lại có tinh thần yêu nước nồng nàn. Căn nhà của ông nằm độc lập ở dưới một quả đồi nhưng thoáng đãng. Từ sân nhà nhìn ra có thể thấy toàn cảnh thung lũng ở phía trước. Sau nhà là một con suối, kế đến là một khu rừng rậm rất tiện cho yêu cầu bảo vệ khi có tình huống bất trắc có thể xảy ra.
 
Gia đình ông Máy Lỳ hầu như đã quen mặt biết tên hết các cán bộ trong đoàn nhưng không biết Bác là ai. Khi đến nhà ông Máy Lỳ, Bác mặc áo chàm, đi dép rơm, tay cầm gậy. Mọi người gọi Bác là ông Ké và giới thiệu là cán bộ dưới xuôi lên. Ông Máy Lỳ gọi con gái mang ra một thau nước nóng, mời ông Ké rửa trước.
 
 Nghỉ ngơi một lát, ông Máy Lỳ lại sai con gái bưng một mâm cỗ Tết ra mời ông Ké và đoàn cán bộ dùng. Bên mâm cỗ Tết, mọi người trò chuyện râm ran, riêng Bác cứ lặng yên, nét mặt rất xúc động. Ông Máy Lỳ nâng bát rượu mời Bác và anh em cán bộ cùng đi. Bác chúc sức khoẻ ông Máy Lỳ. Ông Máy Lỳ rất vui, gọi vợ và con gái ra tiếp khách để tỏ lòng mến khách.
 
Đến ngày 8/2/1941, đoàn cán bộ bảo vệ tiếp tục đưa Bác vào ở và làm việc trong hang Cốc Bó.
 
(Còn nữa)
 
Nguyễn Đức Quý
 
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 27 phút trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Xã hội - 30 phút trước

GĐXH - Clip ghi lại cảnh voi rừng ở Đồng Nai bẻ cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cụ ông 87 tuổi ở Quảng Bình đã được kết nối, nói chuyện với người con trai thất lạc cách đây 43 năm qua ứng dụng video.

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top