Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ chấm điểm tiểu học, lo phát sinh tiêu cực

Thứ hai, 10:05 15/09/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Từ ngày 15/10 tới, các trường tiểu học sẽ áp dụng qui định bỏ cho điểm thường xuyên đối với học sinh, giáo viên sẽ chữa bài theo hướng động viên với mục đích giảm tải cho học sinh, giúp trẻ hào hứng, vui vẻ đến trường. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, trong thời điểm bệnh thành tích còn nhiều như hiện nay thì cũng dễ xảy ra tiêu cực trong xếp loại học sinh?!

Bỏ chấm điểm tiểu học, lo phát sinh tiêu cực 1

Từ năm học 2014-2015, sẽ không chấm điểm thường xuyên đối với học sinh tiểu học, thay vào đó là nhận xét của giáo viên.  Ảnh: Q.Anh

 
Học sinh được cởi trói?

Bộ GD&ĐT vừa mới ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. Thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh. Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, năm học 2013 - 2014, Bộ đã triển khai thí điểm đánh giá bằng nhận xét thay vì điểm số cho học sinh lớp 1 tại 1.447 trường tiểu học. Kết quả, học sinh giảm được áp lực về điểm số, vui vẻ, hào hứng đến trường. Và từ ngày 15/10 tới, Bộ sẽ áp dụng triển khai đại trà ở tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc.

Đồng tình với phương pháp chỉ đánh giá, không cho điểm học sinh tiểu học, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Hà Nội cho biết: “Phương pháp này buộc giáo viên phải hướng dẫn, đánh giá cụ thể từng học sinh, giúp các em có điều kiện nhận thức được ưu, nhược điểm để tự phấn đấu. Đặc biệt, đối với học sinh tiểu học, việc nhận xét thiên về khích lệ sẽ giảm áp lực, tạo hứng khởi cho học sinh trong học tập. Hướng đến mục tiêu trẻ đến trường mỗi ngày là một ngày vui”.

Tuy nhiên, với nhiều bậc phụ huynh, mặc dù biết con em mình được “cởi trói” khỏi áp lực học hành, song vẫn còn một số băn khoăn, lo lắng trước quy định này. Chị Nguyễn Thanh Huyền có con học lớp 3 Trường tiểu học Tây Sơn (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Mấy năm rồi con được làm quen với việc chấm điểm của giáo viên, chúng tôi cũng qua điểm số mà biết được lực học của con. Giờ bỏ chấm điểm, cũng rất khó để biết cháu ở mức nào, học ra sao để mà có kế hoạch kèm cặp”.

Còn phụ huynh Đào Đức Tuấn có con gái học lớp 4 Trường tiểu học Đặng Trần Côn B (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng: “Bỏ chấm điểm thì các con giảm bớt áp lực, nhưng đã học là phải có kiểm tra, thi cử, xếp loại. Điểm số để giúp phụ huynh biết con học ra sao ở trường. Lên THCS phải quay lại cách cho điểm, kiểm tra thường xuyên khiến các con bỡ ngỡ, làm quen lại. Vào lớp 6 tại một số trường THCS vẫn phải qua thi tuyển, rất khó để thi đỗ nếu không qua rèn luyện, làm bài kiểm tra và chấm điểm số thường xuyên”.
 
E ngại đánh giá  không khách quan

Đối với góc độ nhà trường, chuyện không cho điểm học sinh tiểu học cũng bộc lộ những khó khăn không nhỏ đối với nhà trường. Bà Phạm Thị Minh - Hiệu trưởng Trường tiểu học Liên Ninh (Thanh Trì, Hà Nội) cho rằng: “Bỏ chấm điểm đối với học sinh tiểu học có thể giáo viên sẽ nhàn hơn, thậm chí tôi lo rằng còn dẫn đến hiện tượng chủ quan, không nâng cao năng lực bản thân, nhà trường cũng khó để đánh giá năng lực của giáo viên... Theo tôi, nên cho điểm những em học tốt, cần được khuyến khích. Còn nhận xét, động viên nên dành cho các em học chưa tốt”.

Theo phản ánh của một số giáo viên ở những thành phố lớn, có lớp học đông từ 45-60 học sinh thì việc chữa bài và ghi nhận xét đối với từng học sinh cũng mất rất nhiều thời gian, khó khăn. Nếu giáo viên không cho điểm, sẽ thường xuyên nhận những cuộc gọi của phụ huynh gọi tới hỏi han, thắc mắc về lực học, tình hình học tập của con. Qua đó, quy định mới này gây nhiều sức ép hơn đối với giáo viên.
Có ý kiến cho rằng, bỏ chấm điểm trong thời kỳ mà bệnh thành tích còn rất nặng nề trong nhà trường, nếu giáo viên dễ dãi, sẽ khiến học sinh không tự biết đúng năng lực của mình. Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: “Với cách đánh giá này cũng không tránh khỏi tiêu cực, thiếu khách quan khi đánh giá đối với học sinh nếu giáo viên chưa tận tâm trong công việc, cũng không loại trừ giáo viên có thành kiến hoặc ưu ái quá với học sinh thì sẽ dẫn đến tiêu cực. Do đó, đòi hỏi giáo viên hơn hết phải có trình độ, đạo đức, tư cách người thầy”.

Để quy định này thực sự mang lại hiệu quả, TS Nguyễn Tùng Lâm đề xuất: “Bộ GD&ĐT cần đưa ra các điều kiện, tiêu chí, yêu cầu cụ thể để các trường tiểu học dễ dàng thực hiện. Đặc biệt, giáo viên phải thật công tâm, hết lòng vì học trò. Bên cạnh đó, cha mẹ học sinh phải có sự gắn kết, phối hợp cùng nhà trường, thầy cô giúp đỡ con, như vậy mới có sự chuyển biến thực chất và tích cực”.
 
Quang Anh
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 27 phút trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Xã hội - 29 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 18/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) đã bổ sung trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013.

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 1 giờ trước

Giữa chốn núi rừng hoang sơ ở Nghệ An, đắm mình dưới làn nước trong vắt, mát rượi là trải nghiệm mới mẻ dành cho du khách.

Chủ tiệm vàng kể lại 6 giây đối mặt kẻ cướp

Chủ tiệm vàng kể lại 6 giây đối mặt kẻ cướp

Xã hội - 1 giờ trước

“Sau những tiếng va đập lớn, trong khoảng 6 giây tên cướp đã vơ lấy vàng, lao ra xe và phóng khỏi hiện trường trước sự ngơ ngác của mọi người”, bà H. nhớ lại.

Lật thuyền do mưa bão ở Lai Châu, 2 người mất tích

Lật thuyền do mưa bão ở Lai Châu, 2 người mất tích

Xã hội - 2 giờ trước

Anh C. lái thuyền chở theo 4 người tại vùng ngập thủy điện Sơn La thuộc xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ, Lai Châu lúc mưa lớn và gió xoáy. Thuyền bị lật khiến 2 người mất tích.

Sinh viên muốn có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng, nhất định nên tham khảo 5 nghề sau

Sinh viên muốn có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng, nhất định nên tham khảo 5 nghề sau

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh nhu cầu thị trường rộng mở, tìm kiếm việc làm có mức thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi tháng là mục tiêu của rất nhiều người.

Mất gần 3 tỷ đồng từ lời làm quen rồi 'gạ' đầu tư trên mạng và một số website giả mạo có nguy cơ lừa đảo

Mất gần 3 tỷ đồng từ lời làm quen rồi 'gạ' đầu tư trên mạng và một số website giả mạo có nguy cơ lừa đảo

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Một người đàn ông tại Hà Nội đã mất 2,7tỷ đồng sau khi được một nữ giới làm quen qua mạng và “gạ” đầu tư vào sàn thương mại điện tử giả mạo.

Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Xe đạp điện do hai nữ sinh điều khiển sang đường nhưng không chú ý quan sát, bị ô tô từ phía sau lao tới húc văng.

Nghỉ lễ, người dân TPHCM trải bạt kín công viên từ 6h sáng để uống cà phê

Nghỉ lễ, người dân TPHCM trải bạt kín công viên từ 6h sáng để uống cà phê

Xã hội - 3 giờ trước

Tận dụng ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều người trẻ ra công viên trải bạt, chuyện trò, chụp ảnh.

Top