Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều gì xảy ra khi lượng đường trong máu cao? 5 dấu hiệu người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý

Thứ ba, 13:32 21/02/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Nửa giờ đến một giờ sau bữa ăn, lượng đường trong máu tăng nhanh và đạt đến đỉnh điểm. Người mắc bệnh tiểu đường cần rất lưu ý.

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn không uống rượu trong một tháng? 3 thay đổi này bạn có thể thíchĐiều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn không uống rượu trong một tháng? 3 thay đổi này bạn có thể thích

GĐXH - Thực tế uống rượu đúng cách có thể mang lại một số tác dụng tốt cho cơ thể. Nhưng nếu uống thường xuyên, bạn sẽ phải chống đỡ với nhiều tác hại do rượu gây ra.

Lượng đường trong máu bình thường là bao nhiêu?

Lượng đường trong máu ngày càng tăng cao, đe dọa sức khỏe nên nhiều người bắt đầu quan tâm đến lượng đường trong máu của mình. Thậm chí nhiều người chưa bị tiểu đường cũng thường xuyên đo chỉ số này. 

Trong cuộc sống hiện đại, thói quen hàng ngày của chúng ta đang thay đổi. Để có món ăn ngon, chúng ta đang bổ sung rất nhiều chất phụ gia và dầu trong các bữa ăn. Về lâu dài, ăn những thực phẩm này sẽ làm giảm tỷ lệ trao đổi chất và tăng lượng đường trong máu. Từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy của đường và gây ra bệnh tiểu đường.

Điều gì xảy ra khi lượng đường trong máu cao? 5 dấu hiệu người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý  - Ảnh 2.

Lượng đường trong máu nên dao động trong khoảng đường huyết lúc đói từ 3,9 đến 6,1

Phạm vi bình thường của lượng đường trong máu nên dao động trong khoảng đường huyết lúc đói từ 3,9 đến 6,1. Nửa giờ đến một giờ sau bữa ăn, lượng đường trong máu tăng nhanh và đạt đến đỉnh điểm. Thông thường, lượng đường trong máu cao nhất là dưới 10,01. Đến 2 giờ sau và lượng đường trong máu bắt đầu giảm xuống. Sau 3 giờ, đường huyết xuống dưới 7.82 và đến khi bạn đói, đường huyết dao động trong khoảng 3,9 đến 6,1.

Do đó, sau bữa ăn hai giờ, bạn nên xem xét đường huyết bất thường. Đồng thời dựa trên hai nguyên nhân gây ra đường huyết bất thường để chẩn đoán và loại trừ bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Có 5 dấu hiệu bạn cần đặc biệt lưu ý về đường huyết của mình, không nên bỏ qua.

5 dấu hiệu cho thấy nguy cơ lượng đường trong máu cao

1. Thị lực kém

Với sự phổ biến của TV, máy tính và điện thoại di động, công việc và cuộc sống của mọi người ngày càng không thể tách rời khỏi các sản phẩm điện tử này. Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị trên khiến nhiều người bị tăng nhãn áp và suy giảm thị lực.

Tuy nhiên, bạn đừng mù quáng nghĩ rằng sử dụng các sản phẩm điện tử làm giảm thị lực. Ngoài các bệnh về mắt, nó rất có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường sẽ làm tăng lượng đường glucose trong máu, khiến nhãn cầu bị vẹo ảnh hưởng đến thị lực.

Điều gì xảy ra khi lượng đường trong máu cao? 5 dấu hiệu người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý  - Ảnh 4.

2. Tiểu đêm nhiều hoặc nước tiểu có bọt

Trong trường hợp bình thường, mỗi người đi tiểu vào ban đêm 1-2 lần. Lượng nước tiểu khoảng 300-400 ml. Nếu số lần đi tiểu ban đêm nhiều hơn 3 lần hoặc lượng nước tiểu vượt quá 750 ml vào ban đêm thì gọi là tiểu đêm nhiều. Lúc này có thể là ống thận đã bị tổn thương. Trong nước tiểu xuất hiện bọt nhỏ, có thể là albumin niệu vi lượng (xuất hiện khi thận rò rỉ một lượng nhỏ albumin vào trong nước tiểu). Điều này phần lớn liên quan đến đường huyết tăng cao, thậm chí đôi khi gây ra bởi bệnh thận đái tháo đường.

3. Ngứa da

Lượng đường trong máu quá cao thực sự nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người cảm thấy ngứa da không rõ nguyên nhân. Điều đó có nghĩa là lượng đường trong máu quá cao và các bệnh ngoài da đã được loại trừ. Qua kiểm tra, có thể thấy là do lượng đường trong máu cao liên tục kích thích các mô da và niêm mạc phát ra cảnh báo. 

Dưới ảnh hưởng của lượng đường trong máu cao, sức đề kháng của da trở nên yếu, và các triệu chứng bất lợi khác nhau cũng sẽ xuất hiện. Đặc điểm rõ ràng là ngứa da không thể giải thích được trên nhiều bộ phận của cơ thể. Lời cảnh báo được đưa ra đối với bệnh tiểu đường là nên kiểm soát lượng đường trong máu hợp lý để giảm bớt tình trạng ngứa nhiều nơi trên cơ thể.

Điều gì xảy ra khi lượng đường trong máu cao? 5 dấu hiệu người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý  - Ảnh 5.

4. Khó chịu đường tiêu hóa

Khi đường huyết tăng cao, người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng trên, tích tụ thức ăn, khó tiêu… Tuy các triệu chứng rõ ràng hơn nhưng nhiều người bệnh sẽ lầm tưởng là do các bệnh đường tiêu hóa hoặc chế độ ăn uống không sạch sẽ gây ra. Nếu tình trạng khó chịu đường tiêu hóa kéo dài cần cảnh giác. Bạn có thể đến khoa tiêu hóa hoặc khoa nội tiết của bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân cụ thể.

5. Tay chân tê bì

Lượng đường trong máu tăng cao cũng khiến cơ chế cơ thể thay đổi. Lượng đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể con người. Khi máu lưu thông đến các tứ chi của cơ thể con người, các chi thường bị tê liệt do lượng máu cung cấp bị chậm lại.

Khi thấy những dấu hiệu này bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu và kê đơn thuốc phù hợp. Đồng thời kiểm soát nó thông qua việc kiểm soát thuốc, tập thể dục và ăn kiêng cùng một lúc.

Sau một thời gian điều trị y tế, sự gia tăng lượng đường trong máu có thể được kiểm soát một cách hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường và các bệnh khác do lượng đường trong máu cao lâu dài gây ra.

Điều gì xảy ra khi lượng đường trong máu cao? 5 dấu hiệu người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý  - Ảnh 6.

Một số cách hạ đường huyết 

1. Thuốc uống

Những người không béo phì có thể dùng gliclazide, glimepiride và repaglinide để hạ đường huyết, và những người béo phì có thể dùng metformin, pioglitazone và acarbose để hạ đường huyết.

2. Ăn kiêng

Ăn kiêng là cách tốt hơn để kiểm soát đường huyết. Một số bệnh nhân nhẹ có thể đạt được mục tiêu hạ đường huyết chỉ nhờ chế độ ăn hợp lý. Đối với bệnh nhân tăng đường huyết, không nên chọn thức ăn quá nhiều calo, miễn là đáp ứng được nhu cầu sinh lý của họ. Về tỷ lệ khẩu phần ăn, lương thực chủ yếu là rau, đạm và thịt mỗi loại nên chiếm 1/3.

3. Tập thể dục

Tăng cường vận động có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp hạ đường huyết. Việc tập luyện phải tuân theo nguyên tắc kiên trì, làm đến nơi đến chốn, từng bước một.

Thói quen quyết định cân nặng! Người có 7 thói quen này dù ăn ít vẫn béo!Thói quen quyết định cân nặng! Người có 7 thói quen này dù ăn ít vẫn béo!

GĐXH - Nhiều người ăn rất ít nhưng cân nặng vẫn không không giảm, thậm chí cơ thể vẫn béo phì. Nguyên nhân là do đâu?

Mai Anh (theo ABLW)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 6 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 10 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 13 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 14 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 14 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 15 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Top